(Baothanhhoa.vn) - Hằng năm, tổng sản lượng của các mặt hàng nông sản được phân phối, bán lẻ trên địa bàn tỉnh tương đối lớn song, chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ và qua giao dịch truyền thống của người dân. Do đó, nhu cầu phát triển hệ thống bán lẻ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chính là một trong những giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ sản phẩm nông nghiệp

Hằng năm, tổng sản lượng của các mặt hàng nông sản được phân phối, bán lẻ trên địa bàn tỉnh tương đối lớn song, chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ và qua giao dịch truyền thống của người dân. Do đó, nhu cầu phát triển hệ thống bán lẻ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chính là một trong những giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.

Phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ sản phẩm nông nghiệp

Nhiều sản phẩm nông sản được tiêu thụ tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa.

Tỉnh ta có 198 sản phẩm nông nghiệp; trong đó, có 19 sản phẩm chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nhiều sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và “tiếng vang” trên thị trường, như: Cam Vân Du (Thạch Thành); bưởi Yên Ninh, cải lê Yên Thái (Yên Định), cam, bưởi Xuân Thành (Thọ Xuân)... Các loại nông sản thiết yếu khác như rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống đều có tiềm năng để cung ứng cho thị trường với khối lượng lớn, chất lượng cao. Tuy nhiên, do sự bất ổn của thị trường tiêu thụ nên người dân luôn phải đối mặt với bài toán được mùa, mất giá. Để giải quyết bài toán này, thời gian qua, tỉnh ta đã ban hành nhiều chính sách góp phần nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường, tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại ra đời cũng góp phần thúc đẩy sức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, với hệ thống bán lẻ gồm 398 chợ, 5 trung tâm thương mại, 36 siêu thị, hơn 60.000 cửa hàng kinh doanh thương mại đang hoạt động, vẫn chưa tương xứng với quy mô sản phẩm nông nghiệp toàn tỉnh.

Thực tế cho thấy, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chính là nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu của người tiêu dùng. Bởi vậy, nếu đưa sản phẩm nông nghiệp vào tiêu thụ tại hệ thống bán lẻ sẽ giúp hệ thống này tồn tại trong thời gian dài, không cần lo sự thay đổi xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Và theo tính toán, lợi nhuận thu được từ hệ thống phân phối và bán lẻ có thể đạt từ 20 - 30%, thậm chí có thể lên tới trên 50% giá trị sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp cần có cái nhìn lâu dài và liên tục để nâng cao vai trò của bán lẻ trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Là một trong những kênh phân phối, bán lẻ sản phẩm có uy tín trên địa bàn tỉnh, Siêu thị Co.opmart đã nhập hơn 50 loại sản phẩm nông nghiệp được sản xuất từ các HTX, vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn tỉnh để phân phối đến người tiêu dùng. Một số sản phẩm tiêu biểu, như: Trứng của Công ty TNHH Hiền Nhuần; rau, quả an toàn của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn và nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp, HTX khác trong tỉnh... Ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, cho biết: Nắm được tiềm năng về sản lượng sản xuất nông nghiệp sạch và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn của người tiêu dùng, Siêu thị Co.opmart đã phát triển mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thông qua việc liên kết với các đơn vị sản xuất có uy tín, Co.opmart không chỉ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người sản xuất mà còn góp phần thúc đẩy, hình thành xu hướng tiêu thụ nông sản qua những kênh tiêu dùng hiện đại.

Nhằm tăng cường vai trò của thị trường bán lẻ trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đại diện Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương, cho rằng: Trước hết, các cấp chính quyền cần quy hoạch hệ thống hạ tầng nông thôn gắn với hệ thống hạ tầng thương mại nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích cá nhân, tổ chức thành lập mạng lưới phân phối và bán lẻ sản phẩm nông nghiệp thay thế dần thói quen phân phối hàng qua trung gian... Ngoài ra, các ngành và địa phương cần quan tâm phát triển hình thức bán lẻ hiện đại, khuyến khích đầu tư, xây dựng các bách hóa, cửa hàng tự chọn và hình thành khu vực bán lẻ tập trung với nhiều loại hình đa dạng, kết hợp giữa phát triển các điểm bán lẻ với thu mua nông sản, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]