Nhìn vào thực trạng ngành rau củ quả Việt Nam hiện nay mới chỉ cung cấp được khoảng 1% so với nhu cầu thế giới. Vì vậy, để đáp ứng được đơn đặt hàng của Thủ tướng, ngành nông nghiệp phải nỗ lực trong việc đẩy mạnh chuỗi chế biến sâu, gia tăng giá trị cho nông sản Việt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành rau củ quả Việt Nam nhìn từ "đặt hàng" của Thủ tướng

Nhìn vào thực trạng ngành rau củ quả Việt Nam hiện nay mới chỉ cung cấp được khoảng 1% so với nhu cầu thế giới. Vì vậy, để đáp ứng được đơn đặt hàng của Thủ tướng, ngành nông nghiệp phải nỗ lực trong việc đẩy mạnh chuỗi chế biến sâu, gia tăng giá trị cho nông sản Việt.

Trong bài phát biểu mới đây khi thăm một nhà máy chế biến nông sản vừa khánh thành tại Tây Ninh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã một lần nữa nhắc lại mục tiêu trong 10 năm tới, ngành nông nghiệp Việt Nam đứng vào top 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành chế biến nông sản đứng vào top 10 thế giới.

Đây quả là mục tiêu không mấy dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam vốn bị cho là sản xuất "manh mún", nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết vùng, chưa xây dựng được các nhà máy chế biến sâu để gia tăng giá trị cho nông sản. Vì lẽ đó, nông nghiệp Việt Nam suốt từ năm này sang năm khác đều không tránh khỏi tình trạng được mùa mất giá, mất mùa mất cả giá.

Mặt khác, theo một nghiên cứu của Ibisworld thì ước tính đến năm 2021, mức tiêu thụ rau, củ, quả của thế giới là 317 tỷ USD, trong khi đó năm 2017, Việt Nam mới chỉ cung cấp được gần 3,4 tỷ USD, khoảng 1% so với nhu cầu của thế giới.

"Nguyên nhân thì có rất nhiều, ai cũng biết, nhưng mấu chốt theo tôi là đang thiếu sự ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất theo dây chuyền khép kín, phát triển theo chuỗi giá trị", chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nói với VnEconomy.

Cũng theo ông Phú, quy trình sản xuất của nông dân Việt Nam hiện nay là sản xuất đại trà, không có hóa đơn, không bao tiêu, không có kế hoạch, không theo quy hoạch.

Nếu ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… người nông dân trồng cây gì, nuôi con gì luôn có kế hoạch cụ thể, theo một quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm; thì ở Việt Nam, người nông dân lại muốn gì trồng nấy, nên khi sản xuất dư thừa thì dễ bị thương lái ép giá. Sản phẩm không bán được thì phải đổ bỏ do không có nhà máy chế biến sâu, vô cùng thất thoát và lãng phí.

Từ đó, vị chuyên gia này cho rằng, cần phải có sự liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu nhu cầu thị trường sau đó đặt hàng người nông dân sản xuất. Mối liên kết phải đảm bảo hai bên cùng có lợi, doanh nghiệp không được bỏ rơi người nông dân, không giành việc của họ, giúp họ làm giàu và tăng thêm thu nhập.

Một số chuyên gia kinh tế khác lại bày tỏ quan điểm, để đạt được mục tiêu lọt vào top 10 thế giới về chế biến nông sản mà Thủ tướng đã đề ra, hơn hết cần phải có nhiều hơn nữa các nhà máy chế biến nông sản với công nghệ hiện đại, thứ mà Việt Nam đang rất thiếu lúc này.

Theo tính toán sơ bộ, số lượng nhà máy chế biến nông sản hoạt động thực sự có hiệu quả và có đầu tư công nghệ trên cả nước hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2018 sẽ có khoảng 8 - 9 nhà máy chế biến nông sản khánh thành, riêng tổng đầu tư vào các nhà máy rau củ quả ước khoảng 5.710 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đó chỉ là con số dự kiến còn thực chất nhà máy đáp ứng đầy đủ các quy trình, dây chuyền sản xuất tự động như xử lý nhiệt, xử lý lạnh, sấy khô, sấy dẻo, ép... đạt tiêu chuẩn quốc tế thì không nhiều.

Gần đây nhất, Công ty Lavifood đã khánh thành nhà Tanifood, là nhà máy có vốn đầu tư gần 1.800 tỷ đồng và công suất hàng chục nghìn tấn/năm.

Tuy nhiên, chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhận định, cần phải có thêm nhiều nhà máy như Tanifood nữa thì mới có thể đưa Việt Nam trở thành là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, là một trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu.

"Có nhà máy tốt thì phải có nguyên liệu tốt, chất lượng tốt nhất, đảm bảo tính hữu cơ của sản phẩm, đầu vào tốt nhất. Đừng để tình trạng mà chúng ta thường hay mắc phải là khi nhà máy đi vào hoạt động thì không có nguyên liệu. Cái quan trọng nhất không phải là kiếm nguyên liệu vì công nghệ sản xuất không phải là phức tạp, mà chính là cái giá cả đầu vào ổn định cho người nông dân", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại lễ khánh thành nhà máy của Lavifood tại Tây Ninh.

Có nguyên liệu tốt, nhà máy tốt, thì phải có đầu ra. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều chuyên gia khác đều cho rằng, thị trường đầu ra sẽ quyết định sự thành công của sản phẩm nông nghiệp.

"Cần một cuộc điều tra về nhu cầu sản phẩm của thế giới, nhưng cũng không được quên thị trường Việt với 100 triệu dân trong tương lai, đây là thị trường rất quan trọng. Doanh nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở tìm các nhu cầu của người tiêu dùng để sản xuất sản phẩm. Với công nghệ hiện đại tôi nghĩ việc sản xuất những sản phẩm mới là không khó", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Theo Vneconomy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]