Đã thành một thông lệ từ nhiều năm nay, cứ tới dịp 14/3 hằng năm, các Phật tử và bà con trong cộng đồng Việt Nam tại Hungary lại có mặt và tham gia lễ cầu siêu anh linh các liệt sỹ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma-quần đảo Trường Sa trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người Việt ở Hungary tưởng nhớ các anh hùng hy sinh tại Gạc Ma

Đã thành một thông lệ từ nhiều năm nay, cứ tới dịp 14/3 hằng năm, các Phật tử và bà con trong cộng đồng Việt Nam tại Hungary lại có mặt và tham gia lễ cầu siêu anh linh các liệt sỹ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma-quần đảo Trường Sa trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Năm nay, sự kiện này được Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Hungary (VinaBudh)-Chùa Tuệ Giác tổ chức vào tối 14/3 dưới sự hướng dẫn và chủ lễ của Hòa thượng Thích Thiện Bảo, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Cố vấn Hội Phật tử Việt Nam tại Hungary.

Khoảng 50 phật tử và đại diện các hội, đoàn, báo chí người Việt tại Hungary đã có mặt trong buổi lễ cầu siêu trọng thể, với mong muốn tỏ lòng thành kính tri ân đến công lao của các anh hùng liệt sỹ và cầu nguyện cho vong linh của các anh được nhẹ nhàng siêu thoát.

Mở đầu buổi lễ, ông Phạm Văn Khuê, Chủ tịch Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam tại Hungary (cơ sở được Tòa án Hungary chính thức chấp thuận là một tổ chức hợp pháp đầu tiên của Phật giáo Việt Nam tại Hungary) đã có bài phát biểu khai mạc, về ý nghĩa của lễ cầu siêu và tưởng niệm này.

Cầu siêu cho các anh hùng, liệt sỹ. (Ảnh: Hoàng Linh/Vietnam+)

Điểm qua sự kiện cách đây tròn 30 năm, khi 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, ông Phạm Văn Khuê nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động quả cảm này, cũng như vai trò của nhu cầu phải tìm hiểu, trân trọng những sự thực lịch sử. Tiếp đó, tiến sỹ Giáp Văn Chung, dịch giả nổi tiếng những tác phẩm văn học Hungary, đã có phần nói chuyện về chuyến thăm Trường Sa 10 ngày vào đầu mùa Hè năm ngoái của Đoàn công tác Trường Sa số 8, mà ông có dịp tham dự như một trong những đại diện của cộng đồng Việt Nam tại Hungary. Tiến sỹ Giáp Văn Chung khẳng định để bảo vệ và gìn giữ chủ quyền của đất nước, không có sự hy sinh nào là vô ích. Tiến sỹ Giáp Văn Chung cũng đọc lại những vần thơ đầy cảm xúc trong chùm thơ về sau được Giải nhất cuộc thi thơ trên chuyến tàu mà ông đã tham gia: "Cồn cào biển đảo quê hương/Máu xương ấy chính máu xương của mình/Cúi đầu trước những anh linh/Gửi thân vào biển gửi tình quê xa..."

Cầu siêu cho các anh hùng, liệt sỹ. (Ảnh: Hoàng Linh/Vietnam+)

Buổi lễ thêm phần trang trọng với phát biểu của một vị khách mời, ký giả Dunai Péter, người từng là phóng viên thường trú tại Việt Nam của nhật báo lớn nhất của Hungary và Hãng thông tấn Hungary MTI trong thời kỳ 1981-1984. Ông cũng người đã cho ra đời cuốn sách về Việt Nam từ năm 1986. Nhà báo Dunai Péter đã chia sẻ về những năm tháng tại Việt Nam, đặc biệt là khi ông có dịp tác nghiệp ở vùng biên giới phía Bắc cùng nhóm phóng viên ngoại quốc. Chứng kiến sự tàn phá kinh hoàng của chiến tranh, ông bày tỏ sự khâm phục trước lòng dũng cảm của các chiến sỹ Việt Nam. Ở phần hai của buổi lễ, Hòa thượng Thích Thiện Bảo, Cố vấn Giáo thọ sư Hội Phật tử Việt Nam tại Hungary đã chủ trì lễ cầu nguyện và thắp 64 ngọn nến tưởng niệm với bài văn tế nói lên lòng quả cảm và sự hy sinh bất khuất của người lính, quyết tâm giữ gìn biển đảo quê hương của Tổ quốc.

Các đại biểu dự buổi lễ. (Ảnh: Hoàng Linh/Vietnam+)

Những ngọn nến trên tay các phật tử và cử tọa, sau được xếp thành một vòng tròn gợi nhớ “Vòng tròn bất tử” - những người lính tay không quây thành vòng tròn xung quanh cột cờ Tổ quốc, ngăn không cho địch xông lên hạ cờ - là một hình ảnh cảm động và thiêng liêng của buổi lễ cầu siêu./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]