(Baothanhhoa.vn) - Dù công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Điều này, đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân.

Kiểm soát ô nhiễm môi trường - nhiệm vụ không của riêng ai

Dù công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Điều này, đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân.

Kiểm soát ô nhiễm môi trường - nhiệm vụ không của riêng aiHọc sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Thanh Hóa) dọn vệ sinh bảo vệ môi trường khu vực trường học.

Để hiện thực hóa khâu đột phá về công tác vệ sinh môi trường, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa) đã sớm ban hành Nghị quyết số 11-NQ/ĐU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp”. Thực hiện nghị quyết này, thời gian qua xã đã duy trì thường xuyên công tác tổng dọn vệ sinh môi trường hàng tuần vào ngày chủ nhật để giữ gìn môi trường luôn sạch - đẹp. Mới đây, hơn 300 cán bộ công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên và Nhân dân đã tham gia quét dọn tất cả các tuyến đường, ngõ xóm ở 6/6 thôn và các khu công cộng trên địa bàn toàn xã; nhổ cỏ, chỉnh trang các bồn hoa, đường hoa, cắt tỉa cây dại, phát quang bụi rậm, thu gom rác thải trên các tuyến đường giao thông liên thôn và khu công sở xã. Đây là hoạt động thiết thực nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm và tính tự giác cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn xã trong việc chung tay BVMT, từng bước hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm với cộng đồng, góp phần thực hiện có hiệu quả khâu đột phá về công tác vệ sinh môi trường mà Đại hội Đảng bộ xã Hoằng Đại nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 3.000 tấn/ngày/đêm, do đó tình trạng gây ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi. Nhận thấy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong công tác BVMT, hơn 10 năm qua, Hội LHPN tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về BVMT và mang lại hiệu quả tích cực. Theo đó nhiều hoạt động thiết thực đã được triển khai như tổ chức hội thảo chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm trong phân loại chất thải rắn sinh hoạt và xử lý chất thải thực phẩm tại nguồn; thành lập và duy trì nhiều mô hình BVMT như “Gia đình 5 có, 3 sạch”, “đổi rác lấy cây xanh, lấy đồ dùng”, “Thu gom, phân loại và tái chế rác thải thành vật dụng hữu ích”... Qua đó, từng bước thay đổi ý thức, trách nhiệm của người dân trong phân loại, xử lý rác thải tại nguồn, góp phần giảm thiểu lượng rác thải vận chuyển đi xử lý, đồng thời tận dụng tối đa những phế thải để bán và tái chế.

Xác định nhiệm vụ kiểm soát và BVMT đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, vì vậy cùng với cấp ủy, chính quyền, từ năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT về việc “Tăng cường công tác giáo dục BVMT”. Đến năm 2008 tiếp tục ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”... đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục BVMT trong nhà trường.

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành giáo dục, các sở giáo dục từ bậc học mầm non đến đại học trên địa bàn tỉnh đã tích hợp, lồng ghép kiến thức, kỹ năng giáo dục BVMT vào nội dung chương trình môn học. Bậc học mầm non đã thực hiện giáo dục môi trường thông qua hoạt động vui chơi theo chuyên đề “Bé làm quen với môi trường xung quanh”; bậc tiểu học với các môn học Giáo dục sức khỏe, tìm hiểu tự nhiên, xã hội; bậc THCS, THPT lồng ghép chương trình giáo dục BVMT trong nhiều môn học, đặc biệt là môn Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân, Hóa học, tăng cường triển khai dạy học STEM, dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, thiết thực, ý nghĩa cho cán bộ, giáo viên, học sinh,... Ngoài ra, ngành còn phát động phong trào nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm về chủ đề BVMT, chống rác thải nhựa; tổ chức trưng bày các sản phẩm, đồ dùng tái chế từ đồ nhựa đã qua sử dụng... Thông qua các hoạt động cụ thể, ý thức về BVMT của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh được nâng lên rõ rệt. Qua đó góp phần quan trọng vào mục tiêu BVMT của toàn dân.

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, công tác BVMT cũng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Thống kê của Chi cục BVMT, Sở TN&MT cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có 18 đơn vị đã lắp đặt trạm quan trắc khí thải, nước thải tự động, liên tục với số lượng 85 trạm quan trắc. Trong đó, trạm quan trắc nước thải là 21 trạm; trạm quan trắc khí thải là 64 trạm. Để bảo đảm các trạm hoạt động hiệu quả, Sở TN&MT thường xuyên giám sát việc thực hiện vận hành và kiểm soát chất lượng hệ thống các trạm; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xác nhận và niêm phong hệ thống truyền nhận số liệu của các trạm. Kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý, xử phạt hoặc đình chỉ xả thải của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nếu phát hiện thông số môi trường vượt quy chuẩn cho phép.

Những hoạt động trên cho thấy sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân đối với hoạt động BVMT. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, công tác BVMT trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Việc xử lý rác thải sinh hoạt đang có nhiều hạn chế; nhiều bãi rác quá tải so với công suất thiết kế ban đầu, một số bãi chôn lấp rác thải đang gây ô nhiễm môi trường cục bộ và ảnh hưởng đến đời sống người dân khu vực xung quanh...

Theo đánh giá của Chi cục BVMT, Sở TN&MT, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do ý thức về BVMT vẫn chưa thành thói quen, nếp sống của Nhân dân, thói quen tiêu dùng thiếu thân thiện với môi trường còn phổ biến ở nhiều nơi. Đặc biệt ý thức chấp hành Luật BVMT của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và một bộ phận Nhân dân còn hạn chế. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chưa quan tâm đúng mức cho công tác BVMT... Thực tiễn này cũng đặt ra yêu cầu về sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm hơn nữa của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cũng như sự đồng thuận, ủng hộ và trách nhiệm trong kiểm soát và BVMT của các tầng lớp Nhân dân trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Lê Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]