(Baothanhhoa.vn) - Sáng 1-10-2018 (tức ngày 22-8 năm Mậu Tuất), tại Khu Di tích Lịch sử Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi và khai mạc lễ hội Lam Kinh 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn

Sáng 1-10-2018 (tức ngày 22-8 năm Mậu Tuất), tại Khu Di tích Lịch sử Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi và khai mạc lễ hội Lam Kinh 2018.

Kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam SơnMàn nghệ thuật trong lễ hội Lam Kinh 2018.

Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ; các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; dòng tộc họ Lê Việt Nam và đông đảo du khách thập phương.

Kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam SơnCác đại biểu dự lễ kỷ niệm.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi khởi xướng vào năm Mậu Tuất 1418. Trải qua 10 năm “nếm mật nằm gai”, bằng nghệ thuật quân sự “lấy yếu chống mạnh”, dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều và “đánh vào lòng người”, nghĩa quân càng đánh càng mạnh. Đến cuối năm 1427, bằng nhiều chiến thắng quyết định tại Chi Lăng, Xương Giang, Cầu Trạm..., nghĩa quân đã buộc giặc Minh phải ký Hội thề Đông Quan, rút 30 vạn tàn quân về nước. Thắng lợi vĩ đại của cuộc khởi nghĩa là một trong những mốc son rực rỡ trong lịch sử dân tộc, được đánh dấu bằng sự kiện vua Lê Thái Tổ đăng quang, định đô ở Thăng Long, khôi phục Quốc hiệu Đại Việt và thành lập vương triều Hậu Lê, tồn tại suốt hơn 360 năm. Thắng lợi này cũng đồng thời mở ra thời kỳ trung hưng đất nước, bằng những thành quả phát triển to lớn trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội, quân sự, ngoại giao…và đạt đến độ cực thịnh dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông.

Kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam SơnCác đại biểu dâng hương tưởng niệm Đức Thái Tổ Cao hoàng đế Lê Lợi.

Lễ kỉ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi và khai mạc lễ hội Lam Kinh 2018 diễn ra trong không khí tôn nghiêm, trang trọng với phần rước linh vị Đức Thái Tổ Cao hoàng đế và Trung Túc Vương Lê Lai; lễ dâng hương và tấu cáo tiên tổ; lễ trao tặng phiên bản Mộc bản thân thế và sự nghiệp vua Lê Thái Tổ và màn đánh trống khai hội của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến. Đặc biệt, màn sân khấu hóa “Hào khí Lam Sơn – tỏa sáng trường tồn” đã tái hiện sinh động một giai đoạn lịch sử hào hùng, từ khi Hội thề Lũng Nhai được tổ chức, đến ngọn lửa bình Ngô rực cháy, quét sạch bè lũ ngoại xâm, vua Lê Thái Tổ đăng quang và kết thúc ở những thành tựu phát triển quan trọng, cùng tương lai tươi sáng đang đến với xứ Thanh.

Kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam SơnĐồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến đánh trống khai hội Lam Kinh 2018.

Phát biểu tại lễ kỉ niệm, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh, đã khẳng định, đề cao tầm vóc, ý nghĩa thời đại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và công lao to lớn của Đức Thái Tổ Cao hoàng đế Lê Lợi trong công cuộc giải phóng và dựng xây quốc gia Đại Việt. Đồng chí nhấn mạnh, với tấm lòng yêu nước, thương dân, tư tưởng đại nghĩa, khoan dung cùng những kỳ tích trong 10 năm đánh giặc và hơn 5 năm trị vì đất nước, Lê Lợi xứng đáng là anh hùng giải phóng dân tộc kiệt xuất và là “ông tổ trung hưng thứ hai” của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất anh hùng dân tộc Lê Lợi đúng vào thời điểm nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đang tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ đất nước theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam SơnĐồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đọc diễn văn kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, phát huy hào khí Lam Sơn quật khởi, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thanh Hóa nguyện nỗ lực, phấn đấu vượt qua trở ngại, thách thức, nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, vươn lên trong hội nhập và phát triển. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh CNH, HĐH, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm tạo đột phá đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2020 và trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra. Tự hào với hào khí Lam Sơn 600 năm qua, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đặc biệt nhấn mạnh, đây là mạch nguồn thôi thúc, cổ vũ, động viên Thanh Hóa bứt phá, vươn lên trong hội nhập và phát triển, xứng đáng với truyền thống vùng đất “Địa linh nhân kiệt”.

Kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn

Đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ trao tặng Mộc bản thân thế và sự nghiệp vua Lê Thái Tổ cho tỉnh Thanh Hóa.

Lễ hội Lam Kinh năm 2018 diễn ra trong 3 ngày (từ 30-9 đến 2-10).



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]