(Baothanhhoa.vn) - Để đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật (TBKHKT) vào vùng sản xuất lúa, huyện Yên Định tập trung phát triển dịch vụ cơ giới hóa các khâu làm đất và thu hoạch lúa ở hầu khắp các xã, thị trấn trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào vùng sản xuất lúa huyện Yên Định

Để đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật (TBKHKT) vào vùng sản xuất lúa, huyện Yên Định tập trung phát triển dịch vụ cơ giới hóa các khâu làm đất và thu hoạch lúa ở hầu khắp các xã, thị trấn trên địa bàn.

Cánh đồng xã Định Tường (Yên Định) được áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.

Đồng thời, mở rộng diện tích ứng dụng mạ khay, cấy máy giúp nông dân tiết kiệm giống, thời gian lao động, chủ động về thời vụ, giảm giá thành sản xuất, nâng cao thu nhập. Huyện đã và đang liên tục thực hiện khảo nghiệm các giống lúa mới như: J02, BÔ 01, AC 15, Lộc Trời 153, lúa thảo dược... Từ đó, đã lựa chọn được bộ giống lúa lai, lúa thuần năng suất, chất lượng cao đưa vào gieo trồng đại trà, như: Các giống lúa lai gồm: Nghi Hương 2308, 27P31, BTE1, VT 404, GS 9, Tập đoàn Nhị ưu, Tej vàng, ZZD 001, C Ưu đa hệ, Thái Xuyên 111, Thục Hưng 6; lúa thuần... Ngoài ra, huyện còn đưa một số giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, như: Bắc Thơm KBL, BT 7, RVT, Sơn Lâm 1, Sơn Lâm 2, SV181, các giống nếp... Bên cạnh đó, để dần đưa các tiến bộ của công nghệ sản xuất phân bón vào đồng ruộng, thời gian qua, huyện đã phối hợp với Công ty CP Thương mại Thiệu Yên xây dựng các mô hình sản xuất lúa sử dụng các loại phân bón hữu cơ, như: Sông Gianh, phân vi sinh Thành Châu, từ đó làm cơ sở để vận động, khuyến khích, hướng dẫn nông dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ vào sản xuất đại trà. Điều này không những giúp cải tạo đất, làm giảm hiện tượng ngộ độc hữu cơ trong đất, mà còn giúp nâng cao năng suất, chất lượng lúa, hướng đến sản xuất lúa theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Ngoài việc đưa các TBKHKT vào khâu gieo trồng, chăm sóc, huyện Yên Định còn đẩy mạnh ứng dụng TBKHKT vào khâu phòng, trừ sâu bệnh. Huyện giao cho trạm khuyến nông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, khuyến cáo cho bà con nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật vi sinh để phòng, trừ sâu bệnh khi mới phát sinh ở mật độ thấp. Còn khi sâu bệnh đã vượt ngưỡng, có mật độ cao thì mới sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có tính nội hấp, lưu dẫn cao và phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc 4 đúng trong quá trình sử dụng. Nhờ đẩy mạnh công tác ứng dụng các TBKHKT vào vùng sản xuất lúa nên năng suất lúa ngày càng được nâng cao.

Việc ứng dụng các TBKHKT không chỉ được áp dụng vào sản xuất lúa thương phẩm mà còn được áp dụng vào diện tích sản xuất lúa giống các loại. Để sản xuất lúa giống đạt năng suất, chất lượng cao, nhiều diện tích đã được thực hiện bón các loại phân hữu cơ. Nhờ vậy, năng suất và chất lượng của các loại lúa giống được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ nảy mầm đạt cao, cây sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện, toàn huyện Yên Định có 1.665,1 ha diện tích sản xuất giống lúa các loại; trong đó, lúa giống lai F1 365,1 ha, lúa giống thuần 1.300 ha. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Yên Định, nhờ ứng dụng các TBKHKT cùng với việc áp dụng các biện pháp thâm canh vào sản xuất, nên lợi nhuận bình quân của diện tích sản xuất lúa giống lai F1 đạt 45-50 triệu đồng/ha/vụ, tăng khoảng 10 đến 15 triệu đồng/ha/vụ so với trước kia. Lợi nhuận bình quân của diện tích sản xuất lúa giống thuần đạt từ 28-30 triệu đồng/ha/vụ, tăng từ 5 đến 7 triệu đồng/ha/vụ so với trước kia.


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]