(Baothanhhoa.vn) - Xác định khoa học - công nghệ (KH&CN) là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua tỉnh đã ban hành các nghị quyết, chương trình, quyết định nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển KH&CN của Đảng, Nhà nước và của tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), qua đó đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất, sinh hoạt và nâng cao đời sống cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi

Xác định khoa học - công nghệ (KH&CN) là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua tỉnh đã ban hành các nghị quyết, chương trình, quyết định nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển KH&CN của Đảng, Nhà nước và của tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), qua đó đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất, sinh hoạt và nâng cao đời sống cho người dân.

Ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi

Mô hình lúa ở thôn Minh Lương, xã Minh Sơn (Ngọc Lặc) thuộc Dự án “Xây dựng mô hình lúa, gạo an toàn, bền vững theo chuỗi giá trị tại một số huyện nông thôn miền núi tỉnh Thanh Hóa”.

Thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa, gạo an toàn, bền vững theo chuỗi giá trị tại một số huyện nông thôn miền núi tỉnh Thanh Hóa”, vụ mùa 2020, xã Minh Sơn (Ngọc Lặc) được Viện Nông nghiệp Thanh Hóa hỗ trợ xây dựng mô hình lúa lai với diện tích 25 ha ở các thôn Minh Lương, Minh Thuận bằng 2 giống lúa thuần Bắc Thịnh và Hương Cốm 4 theo tiêu chuẩn VietGAP. Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về trồng, chăm sóc lúa. Mặc dù vụ mùa năm nay thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài, tuy nhiên do được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên năng suất lúa vẫn đạt từ 5 đến 5,5 tấn/ha, cao hơn rất nhiều so với trồng các giống lúa khác. Theo kế hoạch, vụ xuân 2021, dự án tiếp tục triển khai thực hiện gieo cấy 25 ha lúa trên địa bàn xã Minh Sơn.

Theo báo cáo của Sở KH&CN, trong giai đoạn 2011-2020, tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia và cấp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh Thanh Hóa là 418,983 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn địa phương là 131,97 tỷ đồng. Đến nay, đã ứng dụng 234 nhiệm vụ KH&CN tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, văn hóa - xã hội, công nghiệp - xây dựng, y dược, biến đổi khí hậu... Đối với chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015, trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt và triển khai 8 dự án, với tổng kinh phí trên 95 tỷ đồng. Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020” đã và đang triển khai 21 dự án với tổng kinh phí trên 244,76 tỷ đồng. Việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN ở khu vực miền núi, bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn với diện tích gần 1.000 ha; chăn nuôi phát triển theo hướng gia trại, trang trại; xây dựng các mô hình nhân giống và sản xuất các loại cam chất lượng cao tại vùng miền núi; các mô hình ươm giống cây lâm nghiệp; tuyển chọn, lai tạo thành công, được công nhận 7 giống lúa mới; tuyển chọn được nhiều giống lúa, ngô, đậu tương, lạc, khoai tây chất lượng cao; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị kinh tế cao; xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi an toàn theo hướng VietGAP. Nhiều kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KH&CN đã ứng dụng trong sản xuất, đời sống, như: trồng cỏ, chăn nuôi bò sinh sản bán chăn thả ở Mường Lát; nuôi cá tầm, cá hồi ở Lang Chánh; cải tạo, phục tráng rừng vầu tại huyện Quan Sơn; nuôi cá tầm ở huyện Thường Xuân; bảo tồn, phát triển cây dược liệu giảo cổ lam tại huyện Bá Thước; phát triển sản xuất hàng hóa giống lúa lai Thanh Ưu 4 cho các huyện miền núi...

Qua triển khai các dự án đã đóng góp vào chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh; bước đầu hình thành khu vực trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất theo hướng hàng hóa công nghệ cao liên hoàn, khép kín, tạo ra những mô hình, điểm sáng áp dụng ứng dụng KH&CN, tác động tích cực đến phát triển kinh tế vùng dự án, nâng cao đời sống của người dân vùng DTTS&MN... góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, khu vực miền núi nói riêng.

Bài và ảnh: Khánh linh


Bài Và Ảnh: Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]