(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, tàu cá công suất lớn của các địa phương ven biển trong tỉnh ngày càng phát triển về số lượng. Cùng với việc đầu tư thiết bị hàng hải hiện đại, ngư dân đã từng bước đầu tư lắp đặt dàn bóng đèn LED công suất lớn phục vụ khai thác hải sản hiệu quả hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng đèn LED trong khai thác hải sản xa bờ

Hiện nay, tàu cá công suất lớn của các địa phương ven biển trong tỉnh ngày càng phát triển về số lượng. Cùng với việc đầu tư thiết bị hàng hải hiện đại, ngư dân đã từng bước đầu tư lắp đặt dàn bóng đèn LED công suất lớn phục vụ khai thác hải sản hiệu quả hơn.

Ứng dụng đèn LED trong khai thác hải sản xa bờ

Ngư dân phường Quảng Cư (TP Sầm Sơn) kiểm tra hệ thống chiếu sáng trên tàu cá.

Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Viện Hải dương học Việt Nam và Công ty CP Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông tổ chức hội thảo “Ứng dụng đèn LED trong khai thác thủy sản” cho 30 hộ làm nghề khai thác ở các phường Quảng Tiến và Quảng Cư (TP Sầm Sơn). Ngư dân Hoàng Văn Hùng, chủ tàu cá có công suất 380 CV, phường Quảng Cư, cho biết: Sau khi được tập huấn, trang bị kiến thức, anh đã đầu tư hệ thống bóng đèn 2 bên mạn và đuôi tàu cá với 110 bóng đèn siêu sáng, tổng công suất 110.000W, chi phí đầu hơn 250 triệu đồng. Với cường độ ánh sáng mạnh, tập trung kết hợp với kỹ thuật, kinh nghiệm trong khai thác nên mỗi chuyến vươn khơi gặp nhiều thuận lợi trong việc khai thác. Nhờ đó, mỗi chuyến vươn khơi 10 ngày, sản lượng hải sản của anh đạt từ 8 - 10 tấn cá, tăng từ 1 - 2 tấn/chuyến so với trước đây. Sau 3 năm sử dụng, anh Hùng nhận thấy đèn LED an toàn, độ bền cao, chống nước tốt và tiết kiệm đến 40 - 50% chi phí nhiên liệu so với đèn sợt đốt hay đèn huỳnh quang. Đèn LED có độ sáng trắng, độ chiếu sáng sâu, ánh sáng hữu dụng nhiều hơn, nên cá tập trung dày hơn.

Lâu nay, các tàu khai thác xa bờ đều sử dụng công nghệ ánh sáng bằng đèn huỳnh quang, thủy ngân, sợi đốt..., những công nghệ ánh sáng này đã ảnh hưởng xấu đến môi trường, lãng phí tài nguyên, tốn chi phí cho ngư dân. Trung bình mỗi tàu sử dụng 20 - 200 bộ đèn điện, tùy theo chủng nghề. Chính vì số lượng bóng đèn nhiều, nên nhiều ngư dân chưa đầu tư lắp đặt đèn LED, mà thường sử dụng đèn huỳnh quang, hoặc đèn sợi đốt. Theo khảo sát giá bộ đèn LED trung bình từ 4 - 6 triệu đồng/bộ, loại cao cấp từ 10 - 20 triệu đồng/bộ. Đèn LED phục vụ khai thác hải sản được thiết kế rất nhỏ gọn, việc lắp đặt hay thay thế đều khá dễ dàng, an toàn. Với đặc điểm không tỏa nhiệt nhiều trong khi thắp sáng nên sẽ hạn chế được hiện tượng cháy nổ trên tàu cá. Ngoài ra, đèn LED có tuổi thọ lâu hơn, hiệu suất phát sáng cao hơn... so với các loại đèn khác.

Thực tế sử dụng đèn LED trong khai thác hải sản của ngư dân ở các địa phương ven biển cho thấy hiệu quả vượt trội so với đèn cao áp sợi đốt, huỳnh quang. Tuy nhiên, việc sử dụng đèn LED trong khai thác hải sản vẫn chưa được ngư dân áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu do tập quán của đại đa số ngư dân thích sử dụng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang... Hiện tại, vẫn chưa có chỉ dẫn về trang bị đèn LED cho phù hợp với công suất phát sáng, cách lắp đặt trên tàu, cách vận hành thật sự khoa học, bài bản. Vì vậy, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương, nhà sản xuất cần đẩy mạnh tuyên truyền để ngư dân hiểu được tính năng vượt trội của đèn LED ứng dụng trong khai thác hải sản. Có chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp và ngư dân sử dụng đèn LED trong khai thác hải sản để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]