(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin phát triển thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng, tạo ra phương thức kinh doanh mới, hiện đại và hiệu quả kinh tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiêu thụ nông sản, thực phẩm

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin phát triển thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng, tạo ra phương thức kinh doanh mới, hiện đại và hiệu quả kinh tế.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiêu thụ nông sản, thực phẩm

Truy cập phần mềm mua nông sản, thực phẩm tại phần mềm nông sản an toàn Thanh Hóa.

Hàng năm, các vùng sản xuất chuyên canh rau, quả, chăn nuôi tập trung an toàn cung ứng ra thị trường khoảng 23.000 tấn gạo, 12.000 tấn rau quả, 5.200 tấn thịt, 7 triệu quả trứng, 6.500 tấn thủy sản... Tuy nhiên, các kênh thông tin từ nhà sản xuất đến kênh phân phối và người tiêu dùng còn thiếu và yếu, nhất là đối với các hộ sản xuất, các HTX. Việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm của tỉnh chiếm 85% các sản phẩm sản xuất ra được phân phối tới người tiêu dùng chủ yếu thông qua hệ thống chợ truyền thống, các cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm, nông sản nhỏ lẻ. Mới có khoảng 10% được phân phối thông qua hệ thống liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng theo chuỗi giá trị.

Từ khi khai trương phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa tại địa chỉ https://nongsanantoanthanhhoa.vn đã có nhiều doanh nghiệp, HTX, cá nhân tham gia giao dịch. Tại đây, việc đăng ký thành viên, đăng các sản phẩm nông sản trên phần mềm rất nhanh chóng và thuận tiện, hoàn toàn miễn phí đối với các doanh nghiệp, HTX, cá nhân sản xuất. Qua khảo sát trên phần mềm, đến tháng 8-2019, phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn đã thu hút 296 sản phẩm đăng ký giao dịch của 108 doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất. Tuy nhiên, các sản phẩm bán chạy và xem nhiều trên phần mềm chủ yếu là thực phẩm, hải sản được các doanh nghiệp nhập từ nước ngoài. Các sản phẩm nông sản, thực phẩm sản xuất ở trong tỉnh được khách hàng lựa chọn tin dùng rất ít. Chị Bùi Minh Nguyệt, phố Đội Cung, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa), cho biết: Qua phần mềm chúng tôi dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm nông sản, thực phẩm có nguồn cung cấp uy tín, chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Các sản phẩm cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, kiểm chứng, hồ sơ pháp lý của sản phẩm hàng hóa. Người mua hàng có thể kết nối liên lạc, trao đổi trực tiếp với nhà cung cấp, từ đó quyết định lựa chọn sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Có thể đặt hàng, thanh toán, giao hàng trực tuyến rất tiện lợi và nhanh chóng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện giải pháp marketing online, thúc đẩy quảng bá sản phẩm và thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản qua các mạng xã hội, facebook, zalo... Sở Công Thương cũng đã triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nông sản tham gia các trang bán hàng online đối với các sản phẩm có lợi thế từ nông nghiệp, như: Nem chua Thanh Hóa, bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng, tương làng Ái, nước mắm Ba Làng, bánh răng bừa... Xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến về mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh phục vụ Đề án thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp vào kênh phân phối nước ngoài của Bộ Công Thương. Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp, HTX và các nông hộ sản xuất thiết kế, ứng dụng bao bì, tem nhãn bảo đảm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả. Thông qua trang website thương mại điện tử, các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh có thể tiến hành giao dịch điện tử, ký kết hợp đồng điện tử đồng thời với nhiều khách hàng mà không phải bỏ quá nhiều thời gian và chi phí đi đàm phán, cũng như giảm bớt các khâu phân phối trung gian. Bên cạnh đó, với việc thường xuyên có được thông tin cập nhật về thị hiếu của khách hàng, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh... sẽ giúp các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng của hàng hóa và dịch vụ.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản đang thực sự trở thành một xu thế kinh doanh tất yếu trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]