(Baothanhhoa.vn) - Với sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh và sự quan tâm của các cấp chính quyền, những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày càng được đẩy mạnh, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành và phục vụ các tổ chức, cá nhân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính

Với sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh và sự quan tâm của các cấp chính quyền, những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày càng được đẩy mạnh, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành và phục vụ các tổ chức, cá nhân.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính

Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ quan trọng, hằng năm Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện; định kỳ hằng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và đánh giá chỉ số ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị để đưa ra giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế. Việc phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT trong CCHC ngày càng được đầu tư hiện đại. Hiện nay, đã có 1 cổng thông tin điện tử của tỉnh, 48 trang thông tin điện tử của các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh (đạt tỷ lệ 100%) và 635 trang thông tin điện tử cấp xã (đạt tỷ lệ 100%). Nhiều đơn vị cấp tỉnh đã trang bị phòng máy chủ để cài đặt, quản lý, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị. 100% các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đều có hệ thống mạng LAN và được kết nối internet với 96% cán bộ, công chức từ cấp xã đến cấp tỉnh được trang bị máy tính nối mạng để làm việc. 100% các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã được cấp hộp thư điện tử công vụ có tên miền @thanhhoa.gov.vn để sử dụng. Ngoài ra, một số ứng dụng dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành như phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại 31 điểm cầu gồm Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện cũng được đưa vào khai thác, sử dụng.

Nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý của các cấp, các ngành, hệ thống phần mềm ứng dụng, các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp. Hệ thống các phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc được triển khai cho tất cả các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện và UBND các xã, thị trấn. Phần mềm đã được tích hợp chữ ký số chuyên dùng và đã kết nối, liên thông với UBND tỉnh và giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh với nhau để gửi, nhận, trao đổi thông tin, văn bản trên môi trường mạng. Trên cơ sở phần mềm “một cửa” điện tử hiện đại được Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ chuyển giao, Sở Thông tin và Truyền thông đã nâng cấp, phát triển bộ phần mềm hệ thống “một cửa” điện tử hiện đại dùng chung cho bộ phận “một cửa” điện tử các cấp và triển khai cho 20/27 huyện, thị, thành phố, 231 xã, phường, thị trấn. Hiện 7 đơn vị cấp huyện còn lại đang tiến hành các thủ tục đầu tư để trang bị đồng bộ thiết bị và phần mềm của hệ thống “một cửa” điện tử. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án triển khai hệ thống “một cửa” điện tử đến các xã, phường, thị trấn, bảo đảm trong năm 2019 tất cả các xã, phường, thị trấn đều được triển khai hệ thống “một cửa” điện tử để cung cấp dịch vụ công đến người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất. Hiện nay, phần mềm quản lý dịch vụ công trực tuyến của tỉnh cũng đã được tích hợp với cổng thông tin điện tử của tỉnh để công bố, công khai và cung cấp các TTHC phục vụ nhu cầu khai thác và tra cứu thông tin của người dân và doanh nghiệp. Năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, trong đó cấp tỉnh 230 dịch vụ, cấp huyện 80 dịch vụ, cấp xã 28 dịch vụ; nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã đầu tư hệ thống CNTT hiện đại sẵn sàng phục vụ người dân và doanh nghiệp khi có nhu cầu giải quyết TTHC trên môi trường mạng.

Việc triển khai thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cũng ngày càng được mở rộng. Từ 71 cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước sử dụng năm 2014, đến nay, toàn tỉnh có 203 cơ quan, đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và đang thực hiện chuyển đổi sang hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia ISO TCVN 9001:2015, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, bảo đảm nhanh gọn, công khai, minh bạch, phục vụ tốt các tổ chức và công dân.

Để thực hiện Đề án “Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020” của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh dự án “Ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020” làm cơ sở pháp lý để địa phương, đơn vị hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Cùng với đó, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ cải cách TTHC. Quan tâm sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác CCHC có năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để thực hiện việc rà soát, công khai các TTHC được đầy đủ và kịp thời. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về tham gia các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Bài và ảnh: Tố Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]