(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh và có bước phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

Nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

Chăm sóc cây giống cam V2 tại vườn ươm của Công ty CP Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn (Thọ Xuân).

Những năm qua, hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh và có bước phát triển.

Nhiều nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp được các đơn vị, địa phương triển khai có hiệu quả theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nâng cao hiệu quả và gắn với nhu cầu thị trường, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị sản xuất.

Theo thống kê của ngành chức năng, mỗi năm toàn tỉnh thực hiện hàng chục nhiệm vụ KH&CN trên lĩnh vực nông nghiệp với mục tiêu giúp các đơn vị, địa phương tiếp cận và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ để chủ động sản xuất giống cây trồng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và trong nuôi trồng thủy sản, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. Tính riêng trong 2 năm 2017 và 2018, toàn tỉnh triển khai gần 130 nhiệm vụ KH&CN (cả nhiệm vụ mới và nhiệm vụ chuyển tiếp). Trong đó, năm 2017, triển khai 61 nhiệm vụ KH&CN với tổng kinh phí trên 109 tỷ đồng. Từ việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN đã chọn tạo được 1 giống lúa (Lam Sơn 8); phục tráng 2 giống lúa (nếp cẩm, nếp cái hạt cau), 1 giống mía (Kim Tân); tuyển chọn được 2 giống lúa, 2 giống ngô, 2 giống đậu tương có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh để phục vụ cho sản xuất... Nghiên cứu nâng cao chất lượng đàn bò lai, bảo tồn gen bò địa phương. Nghiên cứu phát triển dược liệu quý (sâm cau, sâm cát, thiên niên kiện, bảy lá một hoa,...), các cây lâm nghiệp có giá trị (thiên ngân, giổi ăn hạt...). Nghiên cứu sản xuất thành công giống thủy sản có giá trị kinh tế cao (phi); xây dựng các mô hình nuôi trồng, khai thác thủy sản mới (nuôi tôm hùm, cá giò ở khu vực biển Hòn Mê; mô hình nuôi luân canh, xen canh lách vụ thích ứng với biến đổi khí hậu ở Hoằng Hóa; mô hình dịch vụ hậu cần cho khai thác hải sản xa bờ). Trong năm 2018, triển khai 67 nhiệm vụ với tổng kinh phí 162,6 tỷ đồng. Các nhiệm vụ tiếp tục chọn tạo, tuyển chọn, phục tráng, nhân giống cây trồng chủ lực, cây trồng có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, như: Lúa, ngô, mía, cam, đậu tương, bưởi. Một số đối tượng cây trồng mới được đưa vào trồng thử nghiệm như cây sachi, cây diêm mạch... Bên cạnh đó, xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy sản mới như, mô hình nuôi trai lấy ngọc, chăn nuôi bê đực từ đàn bò sữa giống ngoại (Holstein Friesian HF) để lấy thịt gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm an toàn thực phẩm. Đặc biệt, một số mô hình ứng dụng công nghệ cao được đưa vào sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng dưa taki Nhật Bản trong nhà màng, nhà lưới của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới, trồng dưa vàng, rau hữu cơ tại Công ty TNHH Thiên Trường 36...

Đây là kết quả thể hiện sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng, các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất cũng như thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp của Trung ương, của tỉnh, như: Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 1-11-2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ; Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Thanh Hóa, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm... Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, qua thực tiễn cũng như đánh giá của ngành chức năng, việc ứng dụng KH&CN từ thực hiện các nhiệm vụ KH&CN vào nông nghiệp vẫn còn hạn chế, chưa tạo đột phá. Đa số nhiệm vụ sau khi nghiệm thu mới chỉ được ứng dụng trong phạm vi địa bàn nghiên cứu, chưa được nhân rộng nên chưa phát huy được hiệu quả. Vẫn còn nhiều nhiệm vụ không được ứng dụng vào sản xuất với nguyên nhân, vốn đầu tư ban đầu quá lớn, yêu cầu công nghệ kỹ thuật cao; một số nhiệm vụ có tính khả thi về mặt khoa học nhưng không khả thi về mặt thực tiễn, điều kiện bố trí thử nghiệm chưa thực sự phù hợp với đối tượng nghiên cứu...

Từ thực tế này, để nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả các nhiệm vụ KH&CN lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề đặt ra và sớm được giải quyết là việc xác định nhiệm vụ KH&CN cần bám sát nhu cầu thực tế địa phương phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát huy thế mạnh địa phương. Quá trình xây dựng nhiệm vụ KH&CN phải thực hiện kỹ công tác khảo sát điều tra bảo đảm việc chọn mục tiêu, mô hình phù hợp, khả thi. Cùng với đó, cần tập trung vào nhiệm vụ KH&CN có tính đột phá tạo ra sản phẩm có yếu tố KH&CN chất lượng cao để tham gia vào thị trường KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường tiềm lực về nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị có khả năng ứng dụng kết quả, tập trung trước hết là các tổ chức KH&CN công lập. Ngoài ra, việc thực hiện cơ chế đặt hàng cũng được coi như một giải pháp thiết thực nhằm gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng, nâng cao hiệu quả ứng dụng các kết quả đề tài, dự án nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.

Lê Phong


Lê Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]