(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Quan Sơn có 85 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 83 cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình, còn lại 2 cơ sở sản xuất có liên quan đến ngâm ủ bột giấy, vàng mã. Sự có mặt của các cơ sở này đã góp phần khai thác có hiệu quả nguồn lâm sản tre, luồng, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quan Sơn tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường tại các cơ sở chế biến lâm sản

Hiện nay, trên địa bàn huyện Quan Sơn có 85 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 83 cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình, còn lại 2 cơ sở sản xuất có liên quan đến ngâm ủ bột giấy, vàng mã. Sự có mặt của các cơ sở này đã góp phần khai thác có hiệu quả nguồn lâm sản tre, luồng, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Hệ thống xử lý nước thải của Công ty CP Kim Việt ở bản Piềng Trang, xã Trung Xuân.

Ngay sau khi đăng ký kinh doanh, các cơ sở đều thực hiện đầy đủ các thủ tục về đánh giá tác động môi trường, bảo vệ môi trường (BVMT). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở còn xem nhẹ công tác BVMT dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Nguyên nhân, do các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn huyện còn nhỏ lẻ và tự phát với vốn đầu tư không lớn, sử dụng chủ yếu lao động thủ công, các thiết bị và công nghệ còn lạc hậu, diện tích sản xuất chật hẹp, một số cơ sở gần khu dân cư, nằm rải rác bờ sông Luồng. Hiện nay, quy trình sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là 2 doanh nghiệp ngâm ủ bột giấy còn tồn tại rất nhiều vấn đề thiếu bền vững, như: Việc tẩy trắng nguyên liệu bằng hóa chất đối với các sản phẩm đũa, nan, tăm...; công đoạn sấy khô các sản phẩm sử dụng các hầm sấy thủ công gây độc hại cho người vận hành và những người xung quanh. Nguồn nước thải từ việc ngâm ủ, rửa bột giấy với lưu lượng lớn, mức độ ô nhiễm môi trường cao, hệ thống xử lý nước thải sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường.

Trước thực trạng trên, từ đầu năm 2018 đến nay huyện Quan Sơn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của chủ các cơ sở trong công tác quản lý môi trường; hướng dẫn các cơ sở sản xuất khi đăng ký kinh doanh thực hiện đầy đủ các thủ tục về lập dự án sản xuất, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT; nhắc nhở các cơ sở tập trung đầu tư, xây dựng đầy đủ các công trình xử lý chất thải; thành lập đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản vi phạm Luật BVMT... Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện lập biên bản và xử phạt hành chính 2 cơ sở ngâm ủ bột giấy theo thẩm quyền với các hành vi: Thực hiện không đúng một trong các nội dung trong bản cam kết BVMT và đề án BVMT, với số tiền 100 triệu đồng; đồng thời, yêu cầu hai cơ sở trên dừng hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, huyện Quan Sơn còn thành lập đoàn kiểm tra 18/83 cơ sở sản xuất tăm nan, đũa hộ gia đình, phát hiện 3 cơ sở có vi phạm xả chất thải ra môi trường, xử phạt 12,5 triệu đồng. Ngoài ra, UBND huyện còn yêu cầu các cơ sở thu gom triệt để và không để nước rò rỉ từ các bể ngâm ủ ra các sông, suối.

Thời gian tới, huyện Quan Sơn tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn các quy định của pháp luật về BVMT cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã, các cơ sở chế biến lâm sản và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; chỉ đạo phòng tài nguyên và môi trường phối hợp với UBND các xã tìm quỹ đất để di dời các xưởng đến khu vực xa dân cư; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường...


Bài và ảnh: Vũ Khắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]