(Baothanhhoa.vn) - Kinh phí để triển khai “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 – 2020” cũng như thực hiện các giải pháp trên là hơn 170 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách khoa học của Trung ương 33 tỷ đồng, ngân sách khoa học của tỉnh gần 35 tỷ đồng, nguồn kinh phí khác trên 103 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Kinh phí để triển khai “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 – 2020” cũng như thực hiện các giải pháp trên là hơn 170 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách khoa học của Trung ương 33 tỷ đồng, ngân sách khoa học của tỉnh gần 35 tỷ đồng, nguồn kinh phí khác trên 103 tỷ đồng.

Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Hội nghị tổng kết ngành khoa học năm 2018 và triển khai quy định quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở có sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Phong Sắc

Nhằm hỗ trợ các tổ chức, DN hoàn thiện, làm chủ công nghệ để thành lập mới ít nhất 15 DN KH&CN và hoàn thiện công nghệ tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường cho 15 DN KH&CN đã được thành lập thông qua thực hiện các dự án KH&CN; hỗ trợ hình thành và phát triển 10 DN khởi nghiệp ĐMST; xây dựng trung tâm hỗ trợ pháp lý, tư vấn khởi nghiệp ĐMST và sàn giao dịch công nghệ - thiết bị của tỉnh... ngày 18-12-2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4892/QĐ-UBND phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN và khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 - 2020”. Đây được xem là tiền đề quan trọng góp phần phát triển DN KH&CN và khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội không ngừng phát triển.

Với 51 tổ chức KH&CN, khoảng 13.000 DN đang hoạt động trên các lĩnh vực... tỉnh ta có nhiều tiềm năng để xây dựng, phát triển DN KH&CN và khởi nghiệp ĐMST. Chính vì vậy, cùng với Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” theo Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2016, tỉnh ta đã sớm triển khai các hoạt động về xây dựng và vận hành hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. Thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng DN KH&CN và khởi nghiệp ĐMST, đến nay toàn tỉnh đã có 23 DN được cấp giấy chứng nhận DN KH&CN, đứng thứ 3 toàn quốc, sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Các DN KH&CN đã và đang thể hiện được vai trò là cầu nối, đưa nhanh các tiến bộ KH&CN vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Là một trong những đơn vị đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KH&CN có chiều sâu, đến nay, Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đã áp dụng thành công nhiều công nghệ mới trong sản xuất thuốc trên dây chuyền hiện đại, đầu tư cho nghiên cứu các sản phẩm mới có hiệu lực điều trị cao, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị. Hiện, công ty có 2 nhà máy sản xuất thuốc với 9 dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tổng giá trị đầu tư cho việc ứng dụng, đổi mới công nghệ của DN đã lên tới trên 150 tỷ đồng. Hay như, Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta, từ khi được thành lập việc đầu tư cho công nghệ luôn được công ty coi là yếu tố then chốt cho sự phát triển. Vì lẽ đó, ban lãnh đạo công ty luôn hoạch định những lộ trình cụ thể và xây dựng nguồn kinh phí thỏa đáng cho vấn đề này. Điển hình như công ty đã đầu tư tự cải tiến và thay đổi công nghệ sản xuất từ bóng da bò sang công nghệ sản xuất bóng đá bằng da nhân tạo. Với công nghệ mới này, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm được nâng lên rõ rệt từ độ bền, độ nảy, độ tròn, chu vi, độ thấm nước đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn FIFA. Sau khi chuẩn hóa và đưa vào ứng dụng, không những nâng cao công suất của nhà máy, công nghệ này còn giảm chi phí sản xuất đáng kể. Nhiều đối tác nước ngoài đánh giá cao sản phẩm bóng của Delta bởi chất lượng sản phẩm tốt, hình thức đa dạng...

Trên cơ sở kết quả đạt được, đồng thời, tiếp tục hình thành những DN KH&CN, DN khởi nghiệp ĐMST thành công và phát triển bền vững, nhiều nhiệm vụ, giải pháp đã được ngành chức năng đặt ra trong thời gian tới, đặc biệt là từ khi thực hiện “Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN và khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 – 2020”. Đơn cử như, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các DN, các tổ chức và cá nhân về phát triển DN KH&CN, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; hỗ trợ kết nối, thúc đẩy phát triển DN KH&CN, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ DN, nhóm khởi nghiệp ĐMST thực hiện các dự án KH&CN. Trong công tác tuyên truyền, Sở KH&CN cũng đặc biệt chú trọng đến hoạt động tập huấn, bồi dưỡng phát triển thị trường và DN KH&CN; tạo diễn đàn để các DN, tổ chức, cá nhân thông tin, trao đổi kinh nghiệp trong ươm tạo, thành lập và phát triển DN KH&CN, DN khởi nghiệp ĐMST. Trong hỗ trợ kết nối, tổ chức hoạt động sàn giao dịch công nghệ - thiết bị nhằm hỗ trợ trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu KH&CN thông minh; khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, tổ chức, đoàn thể, các nhà đầu tư, DN tổ chức hội thảo, cuộc thi về khởi nghiệp ĐMST nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo của cộng đồng. Trong hỗ trợ DN, tổ chức hướng dẫn các DN, cá nhân, nhóm cá nhân khởi nghiệp ĐMST tiếp cận, tham gia thực hiện dự án thuộc các đề án, chương trình KH&CN quốc gia và chương trình KH&CN của tỉnh... Được biết, kinh phí để triển khai “Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN và khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 – 2020” cũng như thực hiện các giải pháp trên là hơn 170 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách khoa học của Trung ương 33 tỷ đồng, ngân sách khoa học của tỉnh gần 35 tỷ đồng, nguồn kinh phí khác trên 103 tỷ đồng.

Hy vọng từ chương trình hỗ trợ cùng với việc phát huy nội lực của mỗi DN, trong giai đoạn tới, các DN trên địa bàn tỉnh không ngừng nâng cao năng lực nghiên cứu, tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng, giá trị, gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, ươm tạo, hoàn thiện công nghệ, trực tiếp sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm từ kết quả KH&CN, hình thành DN KH&CN, DN khởi nghiệp ĐMST để phát triển và hội nhập.

Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]