(Baothanhhoa.vn) - Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân” được xác định là một trong 4 khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Theo đó, trong những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), coi KH&CN là động lực quan trọng đối với sự phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Điểm lại những chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ

Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân” được xác định là một trong 4 khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Theo đó, trong những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), coi KH&CN là động lực quan trọng đối với sự phát triển.

Điểm lại những chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ

Vườn ươm giống cam V2 của Công ty CP Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn (Thọ Xuân).

Để thực hiện nhiệm vụ trên, cùng với công tác tuyên truyền, việc đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển KH&CN được tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh ta đã ban hành nhiều đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn, như: Kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KHKT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII; Đề án “Phát triển KH&CN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016–2020”; Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020; Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp (DN) KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020... Đặc biệt, ngày 7-12-2017, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND về “Chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”. Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, ứng dụng KH&CN, làm cho KH&CN thực sự trở thành động lực cho sự phát triển.

Trên cơ sở những chủ trương, cơ chế, chính sách của tỉnh, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, DN và người dân đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHKT phù hợp với thực tiễn của tỉnh và có khả năng tạo sự đột phá trong phát triển các ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, y dược, công nghệ thông tin... Điểm lại Chương trình hỗ trợ phát triển DN KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020 cho thấy, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, toàn tỉnh có 8 DN KH&CN mới được thành lập và cấp giấy chứng nhận DN KH&CN, nâng tổng số DN KH&CN trong toàn tỉnh lên 26 DN, đứng thứ 3 toàn quốc, sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Chương trình cũng đã hỗ trợ 42 DN, trong đó có 15 DN KH&CN thực hiện 46 nhiệm vụ KH&CN các cấp, qua đó, không ngừng tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh. Cũng từ việc thực hiện chương trình, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh và các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo tổ chức 2 lớp đào tạo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” cho 200 học viên là sinh viên năm cuối của các trường đại học, cao đẳng và lãnh đạo, cán bộ quản lý các DN KH&CN trong toàn tỉnh. Trong năm 2018 và từ đầu năm 2019 đến nay, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức 4 khóa học “Khởi nghiệp DN” cho 400 lượt sinh viên tham gia. Thông qua các lớp đào tạo đã góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, kích thích tư duy sáng tạo, năng động và ươm mầm những ý tưởng khởi nghiệp dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, mô hình kinh doanh mới của các cá nhân.

Đối với “Chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, từ khi thực hiện đến nay, Sở KH&CN đã tiếp nhận 58 hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đề nghị thụ hưởng chính sách. Trong số 58 hồ sơ đề nghị, Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt kinh phí cho 30 hồ sơ. Cụ thể, trong năm 2018, tiếp nhận 33 hồ sơ, trong đó có 21 hồ sơ ở các lĩnh vực như nhận chuyển giao kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị; đổi mới công nghệ - thiết bị trong sản xuất cát nhân tạo; ứng dụng công nghệ cao làm hầm tàu đánh bắt cá bằng PU foam trong đánh bắt hải sản xa bờ... được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ kinh phí, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 27,4 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tiếp nhận 25 hồ sơ và được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ 9 hồ sơ, gồm: 7 hồ sơ ứng dụng công nghệ cao trong đánh bắt xa bờ; 1 hồ sơ đổi mới công nghệ thiết bị khai thác đá cắt dây và 1 hồ sơ ứng dụng chuyển giao kỹ thuật cao trong y tế - phẫu thuật nội soi Full HD, với tổng số tiền hỗ trợ trên 6,4 tỷ đồng. Kết quả hỗ trợ này đã và đang tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, ứng dụng KH&CN, làm cho KH&CN thực sự trở thành động lực cho sự phát triển.

Cùng với cơ chế, chính sách trên, sự ra đời của Quỹ Phát triển KH&CN Thanh Hóa cũng đã tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy nhiều DN, tổ chức, cá nhân trong tỉnh tiếp thu tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, xây dựng các mô hình mới. Tính từ năm 2008 đến nay, quỹ đã hỗ trợ cho vay 31 dự án thuộc nhiều lĩnh vực như, chăn nuôi, trồng trọt, chế biến hải sản... với tổng số vốn cho vay lên tới trên 12,8 tỷ đồng. Các dự án được vay vốn và triển khai thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả, đơn cử, như: Dự án “Đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng sản xuất chế biến nước mắm truyền thống Do Xuyên – Ba Làng”; Dự án “Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất gạch không nung Terrazzo tại Công ty TNHH Xây dựng và Sản xuất vật liệu Quang Vinh”. Với số vốn vay 1 tỷ đồng trong tổng số vốn thực hiện dự án là 7 tỷ đồng, Công ty TNHH Xây dựng và Sản xuất vật liệu Quang Vinh đã lắp ráp, hoàn thiện được 1 dây chuyền sản xuất gạch Terrazzo công nghệ Italia, sản xuất trên 100.000 m2 gạch không nung thân thiện với môi trường cung cấp cho các công trình xây dựng tại Thanh Hóa và các tỉnh lân cận...

Xã hội càng phát triển, vai trò “đòn bẩy” của KH&CN càng được thể hiện một cách sâu sắc bằng những tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng đồng nghĩa sự ra đời của những chủ trương, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển KH&CN có ý nghĩa hết sức quan trọng. Song, để những cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả, góp phần đưa KH&CN trở thành khâu đột phá, thời gian tới, cần sự nỗ lực từ nhiều phía trong công tác tuyên truyền, trong thực thi chính sách, trong đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH quê hương, đất nước.

Bài và ảnh: Phong Sắc


Bài Và Ảnh: Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]