(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, tỉnh ta luôn chú trọng triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nhằm tăng năng suất và giá trị sản phẩm. Nhờ ứng dụng hiệu quả các tiến bộ KH&CN, Thanh Hóa đã có bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực trồng trọt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng trọt

Những năm gần đây, tỉnh ta luôn chú trọng triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nhằm tăng năng suất và giá trị sản phẩm. Nhờ ứng dụng hiệu quả các tiến bộ KH&CN, Thanh Hóa đã có bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực trồng trọt.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng trọt

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt góp phần tăng năng suất và giá trị sản phẩm.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2019 tỉnh ta tiếp tục chọn tạo, tuyển chọn, phục tráng, nhân giống cây trồng chủ lực, cây trồng có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như: Lúa, ngô, mía, cam, đậu tương, bưởi. Đã chọn được 6 giống lúa thuần, 2 giống ngô, trong đó có 2 giống lúa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống chính thức (Thuần Việt 2 - Bắc Thịnh; HQT6 - Lam Sơn 8) hiện là các giống sản xuất chủ lực của tỉnh trong những năm gần đây; 1 giống lúa (Thuần Việt 7 - Bắc Xuyên) và 1 giống ngô (QT55) được công nhận sản xuất thử; phục tráng thành công 2 giống lúa (nếp cẩm, nếp cái hạt cau), 1 giống mía (Kim Tân); tuyển chọn được nhiều giống lúa, ngô, đậu tương, giống lạc, khoai tây có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh như: Nếp 98, HT9, Thái Xuyên 111, Gia Lộc 102, TH3-5, giống lúa Japonica J02, giống đậu tương ĐT51, DDT26, giống khoai tây Connordia, Georgina... Một số đối tượng cây trồng mới được đưa vào trồng thử nghiệm như cây diêm mạch, cây sachi, cây mắc ca... Kết quả, các nội dung, chỉ tiêu ước đạt và vượt kế hoạch gồm: Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật (90% đối với lúa, 95% đối với ngô, 80% đối với rau màu, 90% đối với cây công nghiệp). Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao 150.000 ha; ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới sản xuất rau, cây ăn quả, hoa đạt 87,1 ha.

Bên cạnh các giống lúa, rau màu, đối tượng cây ăn quả cũng được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là cây có múi với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất giống và cam thương phẩm sạch bệnh, chất lượng cao tại Khu công nghệ cao Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”. Nhờ đó, đã xây dựng được mô hình sản xuất cam thương phẩm sạch bệnh chất lượng cao không hạt V2 tại Khu công nghệ cao Lam Sơn, quy mô gần 30 ha và tiến hành xây dựng được vườn ươm với quy mô giống 500m2. Hiện Khu công nghệ cao Lam Sơn đã tiếp nhận được quy trình kỹ thuật nhân giống, hàng năm có thể ghép thành công 5.000 cây giống phục vụ phát triển vùng trồng cam tại đơn vị và những địa phương có nhu cầu, mô hình cam thương phẩm cho kết quả tốt. Đây cũng là cơ sở cho việc nhân rộng tại những vùng có điều kiện tương tự như: Thạch Thành, Như Xuân... Từ thành công của đề tài đến nay toàn tỉnh đã mở rộng được nhiều mô hình trồng cam với quy mô lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, bưởi da xanh, bưởi Diễn cũng đang được thử nghiệm và cho kết quả tại một số địa phương như: Triệu Sơn, Cẩm Thủy, Thọ Xuân...

Ngoài việc chú trọng phát triển cây ăn quả, tỉnh ta quan tâm đến việc phát triển cây dược liệu, 5 năm qua đã có nhiều nghiên cứu để bảo tồn và phát triển các cây dược liệu quý hiếm như: Bảo tồn và phát triển loại cây Sâm Cau tại Vườn Quốc gia Bến En; Sâm Cát, Thiên Niên Kiện tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên; Giảo cổ lam, Bảy lá một hoa, Ngải đen tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; dược liệu Mã tiền, Hà thủ ô, Thổ phục linh tại huyện Quan Sơn. Đặc biệt là dự án phát triển dược liệu Sâm Báo theo chuỗi giá trị đang được triển khai tại huyện Vĩnh Lộc đã mở ra hướng đi mới, phát triển bền vững nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó, một số mô hình ứng dụng công nghệ cao, được đưa vào sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng dưa Taki Nhật Bản trong nhà màng, nhà lưới; mô hình trồng dưa vàng, rau hữu cơ; mô hình quản lý Nhà nước và dinh dưỡng của Israel trong sản xuất các loại rau quả (ớt, khoai tây, ngô ngọt) tại Hoằng Hóa; mô hình trồng cam công nghệ cao tại huyện Thạch Thành... Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP cũng đang được triển khai thực hiện như mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ cây chanh leo theo chuỗi giá trị tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa; mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn thực phẩm theo chuỗi tiêu thụ gắn với du lịch cộng đồng trên đất canh tác kém hiệu quả tại huyện Bá Thước; mô hình sản xuất thực phẩm theo hướng VietGAP gắn với giáo dục dạy nghề tại cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa; mô hình sản xuất gừng trâu theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại huyện Thọ Xuân hướng tới xuất khẩu... cũng mang lại hiệu quả bước đầu.

Song song với các loại cây trồng trên, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực; nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm và ứng dụng rộng rãi giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện thời tiết bất thuận cao; tập trung vào các đối tượng cây trồng có lợi thế...

Với mục tiêu đưa nhanh tiến bộ KH&CN vào sản xuất trồng trọt, hỗ trợ hình thành và phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghiệp sinh học; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, phục vụ mục tiêu xuất khẩu nông sản, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu và phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững. Để KH&CN phát huy vai trò là đòn bẩy trong lĩnh vực trồng trọt, theo các chuyên gia, cần huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội, trong đó ngân sách Nhà nước, của tỉnh cần ưu tiên hỗ trợ thực hiện các chương trình, đề án, nhiệm vụ KH&CN về phát triển nông nghiệp. Các tổ chức KH&CN cần quyết liệt đổi mới trong triển khai hoạt động nghiên cứu, chuyển giao kết quả KH&CN vào sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân trong trồng trọt. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thành lập trung tâm nghiên cứu chuyên sâu; hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với những tổ chức KH&CN để thúc đẩy quá trình nghiên cứu và ứng dụng KH&CN. Cần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, mang tri thức và tiến bộ KH&CN từ nhà khoa học đến với nông dân, giúp họ áp dụng vào thực tiễn. Sự liên kết này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Đồng thời, cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ giấy chứng nhận tiêu chuẩn, cấp mã vùng sản xuất, đồng thời tập huấn cho nông dân về kỹ thuật sản xuất. Tổ chức các diễn đàn, chương trình xúc tiến thương mại và ban hành văn bản hướng dẫn các quy định về điều kiện xuất khẩu. Mặt khác, có các chính sách về thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm nông nghiệp tiếp cận thị trường. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là hướng đi cần thiết để nông sản của Việt Nam nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế. Và hơn hết là chứng minh vai trò của KH&CN trong trồng trọt, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm theo hướng phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Tr.H



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]