(Baothanhhoa.vn) - Ngày 23 - 7, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm với các ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong cả nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử

Ngày 23 - 7, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm với các ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong cả nước.

Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh chụp màn hình)

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, chủ trì phiên họp. Tham gia hội nghị có các đồng chí: Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử; Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, thành viên quốc gia về Chính phủ điện tử; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương liên quan; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh; Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành là Ủy viên Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh.

Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xác định năm 2019 là năm bứt phá trong xây dựng Chính phủ điện tử, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, triển khai thử nghiệm và đưa vào vận hành một số hệ thống thông tin nền tảng Chính phủ điện tử. Đầu tháng 3 – 2019, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025. Đến nay, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ và 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. 100% các bộ, ngành trung ương và 32/63 địa phương cấp tỉnh đã ban hành được kế hoạch triển khai Nghị quyết 17/NQ-CP.

Tại hội nghị, các đại biểu từ các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương đã báo cáo sơ bộ tình hình Xây dựng Chính phủ điện tử của đơn vị mình, đồng thời phân tích những ưu điểm, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Nhiều vấn đề, như: xây dựng và hàn thiện thể chế, xây dựng nền tảng công nghệ, xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia (về bảo hiểm, đất đai, tài chính, dân cư…), đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân và doanh nghiệp… cũng được các đại biểu đề cập.

Riêng với Thanh Hóa, tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động, triển khai nhiều giải pháp thực hiện việc xây dựng Chính phủ điện tử. Hiện tại, tỉnh đã và đang triển khai phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc cho 100% các cơ quan cấp sở, cấp huyện và 67,2% cấp xã trên địa bàn tỉnh. Dự kiến đến hết năm 2019, sẽ hoàn thiện việc nâng cấp phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc và triển khai đến 100% cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Thư điện tử công vụ cũng đã được cấp cho 100% các cơ quan hành chính từ cấp xã trở lên. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã được triển khai đầu tư tại 31 điểm cầu toàn tỉnh. Về kết quả triển khai các ứng dụng và cơ sở dữ liệu chuyên ngành, toàn tỉnh đã có hơn 60 phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành do các ngành đầu tư phục vụ cho công tác quản lý và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều phần mềm sau khi được ứng dụng đã cho thấy nhiều ưu điểm và hiệu quả cao, như: quản lý người có công, đối tượng chính sách, quản lý cấp phép lao động nước ngoài… của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; quản lý hộ tịch, tư pháp của Sở Tư pháp; cấp đổi giấy phép lái xe, quản lý cấp phép liên vận của Sở Giao thông – Vận tải; đăng ký kinh danh, quản lý đầu tư nước ngoài của Sở Kế hoạch và Đầu tư… Việc phục vụ người dân, doanh nghiệp cũng được tỉnh quan tâm triển khai qua hệ thống một cửa điện tử, với Trung tâm phục vụ Hành chính công cấp tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 27/27 đơn vị cấp huyện và 231 đơn vị cấp xã. Dự kiến đến hết năm 2019, 100% UBND cấp xã sẽ hoàn thành triển khai hệ thống một cửa điện tử, kết nối liên thông với cấp huyện và cấp tỉnh để giải quyết thủ tục hành chính cho tổ cức, công dân. Tuy đạt được nhiều kết quả, song việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử của tỉnh cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế, như: thiếu hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin; một số cơ sở dữ liệu của các ngành còn rời rạc, cát cứ, chưa có sự kết nối, liên thông, chia sẻ…

Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, tập đoàn… đã có nhiều nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng Chính phủ điện tử. Theo Thủ tướng Chính phủ, xây dựng Chính phủ điện tử là vấn đề mới, nếu không có quyết tâm, không dỡ bỏ đi cái cũ lạc hậu thì thực hiện không hiệu quả. Trước đây ta cũng đã đề cập đến nhiều giải pháp, nhưng nhận thức và kết quả thực hiện chưa cao; nay phải tạo chuyển biến từ ngay trong nhận thức. Thủ tướng cũng thẳn thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong việc triển khai các giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian qua; trong đó có việc thực hiện theo kiểu trăm hoa đua nở, các bộ, ngành, địa phương dùng nhiều phần mềm khác nhau nhưng lại thiếu sự liên thông kết nối, không đồng bộ nên cần phải chấn chỉnh.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, để đạt được mục tiêu đề ra, cần xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số, xây dựng cổng điện tử hướng tới giải quyết các mối quan hệ, trong đó có chính quyền với doanh nghiệp, chính quyền với người dân. Về nguyên tắc, phải bảo đảm liên thông, không trùng lắp, bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Việc triển khai thực hiện phải lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là thước đo. Nếu xây dựng lên những chương trình to lớn mà người dân và doanh nghiệp không ứng dụng, không dùng sẽ là thất bại. Trong quá trình thực hiện, cần tận dụng tối đa hạ tầng công nghệ thông tin; phải gắn với những chương trình đào tạo con người cho từng ngành, từng địa phương về chuyên môn thực hiện. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ về xây dựng chương trình, quản lý và chia sẻ dữ liệu trong việc xây dựng Chính phủ điện tử.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan và các đại phương cần chủ động thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao; giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đôn đốc, thúc đẩy, kiểm tra việc thực hiện. Tất cả phải nỗ lực để sớm đưa vào vận hành cổng dịch vụ công Quốc gia vào tháng 11 – 2019, trên cơ sở bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Các bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị cấp dưới, ngành dọc của mình thực hiện nghiêm các giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử. Cơ quan nào, cá nhân nào cố tình không triển khai, không vào cuộc không quyết liệt, phải kịp thời nhắc nhở, có biện pháp xử lý.

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, xây dựng Chính phủ điện tử là chặng đường dài, sẽ có nhiều rủi ro nên Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ, có kế hoạch giải quyết những phát sinh.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]