(Baothanhhoa.vn) - Thi hành án dân sự (THADS) về giao con theo án tuyên là một trong những loại việc gặp nhiều khó khăn khi tổ chức thi hành, bởi việc thực thi bản án, quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ nhỏ, đặc biệt là quyền trẻ em.

Khó khăn trong cưỡng chế thi hành án dân sự về giao con theo án tuyên

Thi hành án dân sự (THADS) về giao con theo án tuyên là một trong những loại việc gặp nhiều khó khăn khi tổ chức thi hành, bởi việc thực thi bản án, quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ nhỏ, đặc biệt là quyền trẻ em.

Khó khăn trong cưỡng chế thi hành án dân sự về giao con theo án tuyênViệc thi hành án quyền nuôi con đảm bảo quyền lợi và phát triển của trẻ (ảnh minh họa).

Khi quyết định ly hôn, đa số các cặp vợ chồng đều đã xác định tình cảm không còn, không thể tiếp tục cùng nhau chung sống và xây dựng hạnh phúc. Một số cặp vợ chồng thỏa thuận kết thúc hôn nhân trong hòa bình. Song, không ít các cặp đôi tìm mọi cách để gây căng thẳng, đau khổ cho nhau, trừng phạt nhau vì cho rằng đối phương có lỗi làm cho hôn nhân tan vỡ, trong đó bao gồm cả việc tranh chấp tài sản, con cái, mức cấp dưỡng nuôi con chung. Có rất nhiều vụ án mà việc tranh chấp nuôi con kéo dài hàng năm, thậm chí trong nhiều năm.

Đơn cử như vụ việc ở huyện Hoằng Hóa, vào đầu năm 2022, bà HTN., ở xã HV. đã có đơn yêu cầu đến cơ quan THA về việc buộc ông HAT. giao cháu HST. (2015) cho bà nuôi dưỡng. Căn cứ Điều 23 Pháp lệnh THADS năm 2004, Thủ trưởng Cơ quan THA đã ra quyết định THA và giao cho chấp hành viên tổ chức thi hành. Sau nhiều lần vận động, thuyết phục ông T. mới đồng ý giao cháu ST. cho bà N. Để tiến hành việc giao nhận con, chấp hành viên đã thông báo cho bà N. đến cơ quan THA để giao nhận con nhưng bà không đến. Sau đó, chấp hành viên đã tiến hành xác minh mới biết bà N. đã bỏ đi khỏi địa phương, làm ăn, sinh sống ở đâu chính quyền không rõ địa chỉ. Chấp hành viên cũng đã tiến hành đầy đủ các thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật nhưng đến nay vẫn không liên lạc được với bà N.

Có trường hợp khác cũng phải giao con theo án tuyên nhưng người phải THA không tự nguyện giao con mà còn gây khó khăn. Mỗi khi cơ quan THA, chính quyền địa phương đến nhà giải quyết hoặc thực hiện theo kế hoạch cưỡng chế thì họ đã cho đứa trẻ trốn đi nơi khác hoặc giằng co không chịu giao con... Như trường hợp tại TP Sầm Sơn, năm 2021 anh DVH., trú tại phường QV. phải giao cháu DVN. (sinh năm 2021) cho chị PTV. chăm sóc. Khi bản án có hiệu lực được 3 tháng, chị V. đã làm đơn yêu cầu đến cơ quan THA buộc anh H. phải giao con cho chị. Chấp hành viên đến xác minh điều kiện để tổ chức THA thì anh DVH. đã đưa cháu N. đi đâu không rõ, đến nay việc THA đang phải tạm dừng vì chưa tìm thấy anh H.

Bên cạnh việc người phải THA bỏ trốn hoặc cố tình trì hoãn việc THA thì cũng có những vụ việc người được THA không chủ động, phối hợp trong việc nhận con, cố tình không nhận, dẫn đến vụ việc kéo dài, không thể thi hành được. Điển hình như vụ việc tại huyện Thiệu Hóa, theo Quyết định THA năm 2017, ông TĐT. phải giao cháu TĐNM. (sinh năm 2012) cho bà NTT. trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Thay vì chấp hành THA, ông T. mang cháu N. đi khỏi địa phương, cố tình trì hoãn việc THA. Đến nay, ông T. đã chết, cháu M. được gia đình mang sang giao lại cho bà T., tuy nhiên, cách đây hơn 1 năm bà T. lại bỏ đi khỏi địa phương, không xác định được địa chỉ. Nên hiện cháu N. đang sống cùng ông bà nội và việc THA cũng phải tạm đình chỉ.

Qua tìm hiểu, đa số các chấp hành viên làm việc tại các cơ quan THA đều cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian THA đối với những vụ việc giao con, trong đó nguyên nhân có tính phổ biến nhất là người phải THA không tự nguyện giao con cho người được quyền nuôi dưỡng, thường xuyên gây khó khăn, hoặc cố tình trì hoãn việc THA. Mỗi khi cơ quan THADS, chính quyền địa phương đến nhà giải quyết thì họ đã cho đứa trẻ tránh đi nơi khác, dẫn đến kéo dài thời gian THA...

Sau khi bản án ly hôn của tòa án chính thức có hiệu lực, nếu cha mẹ không thống nhất về quyền nuôi con, tòa án có thể đưa ra quyết định về việc giao quyền nuôi con cho một trong hai hoặc người thân thích hợp khác.

Nhận thức được tầm quan trọng cũng như hệ lụy có thể xảy ra khi THA giao con, Cục THADS tỉnh đã chỉ đạo các chi cục THA tại các huyện, thị xã, thành phố lựa chọn áp dụng biện pháp vận động, giải thích, thuyết phục cả bên được THA và bên phải THA để đương sự hiểu và tự nguyện thi hành. Để việc THA giao con đạt được hiệu quả cao thì ngay từ khi tiếp nhận đơn yêu cầu THA, cơ quan THADS phải nhanh chóng giải quyết, không để kéo dài. Vì nếu để thời gian giao con càng lâu thì có thể phát sinh thêm những mâu thuẫn không đáng có giữa cha mẹ, gia đình hai bên nội, ngoại; gây ảnh hưởng lớn về mặt tâm lý của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, việc giao con sau khi ly hôn theo bản án, quyết định của tòa là việc THA dân sự khá nhạy cảm, khó khăn, nhiều hệ lụy mà đòi hỏi các chấp hành viên phải thực sự khéo léo và vận dụng giải pháp phù hợp với từng tình huống trên thực tế. Mặt khác, sự phối hợp giữa cơ quan THADS, các cơ quan chức năng và chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương trong quá trình THA cũng góp phần tích cực trong việc giải quyết vụ việc một cách có hiệu quả. Tuyên truyền các quy định về lĩnh vực hôn nhân và gia đình tới người dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và nghĩa vụ đối với con sau ly hôn là hành động thiết thực để bảo vệ quyền trẻ em.

Theo số liệu thống kê của Cục THADS tỉnh, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã thụ lý giải quyết 20.595 vụ ly hôn, trong đó chủ động THA 13.048 vụ và theo đơn 7.547 vụ. Điều đáng nói là, trong số 6.486 vụ án ly hôn từ đầu năm đến nay thì có tới 5.525 vụ thực hiện theo đơn. Mặc dù các cơ quan liên quan đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất những tổn hại cho con trẻ; tuy nhiên, trong các vụ án ly hôn mặc dù bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng việc THA giao con lại gặp nhiều vướng mắc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên được THA mà còn gây nhiều khó khăn cho cơ quan THADS. Qua tìm hiểu, đa số các chấp hành viên làm việc tại các cơ quan THA đều cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian THA đối với những vụ việc giao con, trong đó nguyên nhân có tính phổ biến nhất là người phải THA không tự nguyện giao con cho người được quyền nuôi dưỡng, thường xuyên gây khó khăn, hoặc cố tình trì hoãn việc THA. Mỗi khi cơ quan THADS, chính quyền địa phương đến nhà giải quyết thì họ đã cho đứa trẻ tránh đi nơi khác, dẫn đến kéo dài thời gian THA...

Để việc THA giao con đạt hiệu quả cao, cần phải có hướng dẫn cụ thể liên quan đến biện pháp cưỡng chế đối với đối tượng cưỡng chế là con người. Bên cạnh đó, trong giai đoạn THA nên thực hiện tốt công tác hòa giải và thuyết phục các bên đương sự tự nguyện trong việc giao nhận con để hạn chế tối đa phải tổ chức thi hành cưỡng chế giao con... Việc giao con trong án ly hôn là việc THADS khá nhạy cảm, nhiều khó khăn, bên cạnh việc chấp hành viên phải khéo léo, vận dụng nhiều giải pháp phù hợp đối với từng tình huống cụ thể, thì các cơ quan chức năng và chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương cũng cần phối hợp tăng cường tuyên truyền các quy định về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, quan tâm bảo vệ quyền trẻ em và bổn phận đối với trẻ sau khi ly hôn.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]