(Baothanhhoa.vn) - Sau rất nhiều chuyển động liên quan đến việc suy thoái đạo đức trong nhà trường, mới đây, một dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo và bắt đầu được lấy ý kiến từ ngày 28-9-2018. Văn bản này sau khi được hoàn thiện, nếu được thông qua sẽ thay thế Nghị định số 138 năm 2013.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khi hành vi xúc phạm nhân phẩm bị “tuýt còi”!

Sau rất nhiều chuyển động liên quan đến việc suy thoái đạo đức trong nhà trường, mới đây, một dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo và bắt đầu được lấy ý kiến từ ngày 28-9-2018. Văn bản này sau khi được hoàn thiện, nếu được thông qua sẽ thay thế Nghị định số 138 năm 2013.

Ngay sau khi dự thảo được công khai trên truyền thông, dư luận đã dấy lên những ý kiến trái chiều, đặc biệt là ở chi tiết mọi hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục cũng như người học đều có thể bị phạt tới 10-20 triệu đồng.

Người ta băn khoăn về việc “đạo đức nhà trường” bị “quy đổi” ra... tiền mặt, rồi chuyện “cấm khẩu” giáo viên vô hình chung đã thu hẹp các giá trị tôn sư trọng đạo truyền thống. Nhưng quan trọng hơn, khi đã áp dụng theo quy chế, tức “trọng chứng hơn trọng cung” thì chẳng biết sẽ căn cứ vào đâu để kết tội.

Lấy ví dụ từ một quy định mà Liên đoàn Bóng đá Việt Nam từng áp dụng kể từ sau vòng 5 giải bóng đá vô địch quốc gia V.League 2016: Sau mỗi trận đấu, trong phòng họp báo, huấn luyện viên (HLV) trưởng các câu lạc bộ chỉ được phản ứng trong phạm vi cho phép, tuyệt đối không được có thái độ công kích quá khích với công tác trọng tài. “Bất kỳ cá nhân hay đội bóng nào vi phạm đều phải chịu mọi án phạt do ban kỷ luật” - một đại diện VFF khẳng định.

Ngay sau khi quy định của liên đoàn được công khai, người hâm mộ cả nước đã chỉ ra không ít “lỗ hổng”. Đó là nếu muốn đả phá trọng tài, các nhà cầm quân chỉ cần không xuất hiện trong phòng họp báo (ví dụ như trả lời báo giới ngay tại sân cỏ) là có thể thoải mái... “phun châu nhả ngọc”.

Thêm nữa, cũng như chi tiết “xúc phạm nhân phẩm” ở dự thảo của ngành giáo dục, thật khó định lượng tiêu chí “phản ứng trong phạm vi cho phép”. Thế nào là những phát ngôn mang tính “xúc phạm nhân phẩm”? Không loại trừ khả năng cùng một phát ngôn nhưng trong nhãn quan của VFF (cũng như lãnh đạo ngành giáo dục), trong từng hoàn cảnh, từng đối tượng mà với người này có thể bị “trảm” nhưng người khác lại... không sao.

Đó là chưa kể đến yếu tố “khẩu thiệt vô bằng”, làm thế nào để lưu được chứng cớ của hành vi... chửi bới? Không lẽ cầu thủ, HLV (và cả giáo viên, học sinh) lúc nào cũng phải kè kè máy ghi âm bên mình để thu thập chứng cớ?... Đấy là những băn khoăn rất thực tế, dự báo và chứng minh rằng việc VFF đặt “barie” ngang... mồm HLV chỉ có thể phát huy tác dụng... trên giấy chứ khó có thể áp dụng trong thực tế.

Nói tóm lại, quy định của VFF về phát ngôn của HLV trưởng hay dự thảo về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục mà chúng tôi đề cập ở đầu bài viết chỉ là những động thái cho thấy hai cơ quan quản lý này quyết tâm ngăn chặn sự suy thoái đạo đức, còn với những quy định vừa ban hành đã xuất hiện nhiều “khe hở” thì sẽ không ngạc nhiên nếu trong tương lai, chúng ta sẽ được chứng kiến những câu chuyện mang đủ hai sắc thái: “Bi” - “hài”!


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]