(Baothanhhoa.vn) - Phát triển nông nghiệp (NN) ứng dụng công nghệ cao (CNC) là 1 trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ta nhằm xây dựng Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước. Trong đó, ưu tiên phát triển ngành NN theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; ứng dụng CNC, thông minh để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất NN hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; hình thành và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khát vọng nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao : “Rào cản” và tiếng nói người trong cuộc

Phát triển nông nghiệp (NN) ứng dụng công nghệ cao (CNC) là 1 trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ta nhằm xây dựng Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước. Trong đó, ưu tiên phát triển ngành NN theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; ứng dụng CNC, thông minh để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất NN hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; hình thành và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Khát vọng nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao : “Rào cản” và tiếng nói người trong cuộc

Cánh đồng liên kết sản xuất lúa lai F1 quy mô lớn, tập trung tại làng Quỳ Chữ, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa). Ảnh: Việt Hương

Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bước đầu đã mang lại những “tín hiệu” tích cực trong việc thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, tạo cơ hội cho các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp mạnh dạn tích tụ, tập trung đất đai (TTTTĐĐ), đầu tư lớn sản xuất NN, làm giàu trên chính đồng đất quê hương, đóng góp “những viên gạch hồng” xây dựng ngành NN theo hướng bền vững. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn vấp phải không ít vướng mắc, đòi hỏi những giải pháp hiệu quả hơn được áp dụng trong thực tiễn.

Quỹ đất manh mún

Tỉnh ta có diện tích đất sản xuất NN lớn với 915.677 ha; trong đó đất trồng trọt 249.122 ha, đất nuôi trồng thủy sản 19.000 ha và đất sản xuất lâm nghiệp 647.555 ha. Các hình thức TTTTĐĐ chủ yếu hiện nay là chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để liên kết sản xuất.

Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU trong gần 2 năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng, nhiều địa phương triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, như: Yên Định, Nông Cống, Thọ Xuân, Như Xuân, Như Thanh... Ưu thế của những địa phương này đó là lợi thế về đất đai, thủy lợi, nông hóa thổ nhưỡng phù hợp cây trồng có thị trường tiêu thụ, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, việc chuyển dịch lao động diễn ra mạnh mẽ và tính ổn định lao động cao; kêu gọi được các nhà đầu tư liên kết sản xuất; đồng thời đó còn là những nơi có truyền thống, kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất NN theo hướng hàng hóa, có phong trào thi đua sản xuất tốt.

Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau, vẫn còn một số địa phương làm chưa tốt như: Lang Chánh, Mường Lát, Bá Thước, Quan Hóa, TP Sầm Sơn... Ngoài những nguyên nhân do khách quan như quỹ đất manh mún, điều kiện hạ tầng, giao thông không thuận lợi thì các yếu tố như: Lúng túng trong tổ chức thực hiện nghị quyết, chưa xác định được sản phẩm chủ lực lợi thế, chưa lựa chọn hình thức TTTTĐĐ phù hợp, chưa có chương trình trọng điểm đầu tư, cải tạo hạ tầng, xúc tiến doanh nghiệp đầu tư vào NN... cũng tác động đến công tác TTTTĐĐ.

Ông Lương Văn Phúc, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lang Chánh cho rằng: “Đối với các huyện miền núi, TTTTĐĐ là một việc khó khăn, nhất là trong lĩnh vực trồng trọt do quỹ đất manh mún, điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn, chưa đáp ứng với thực tế sản xuất. Riêng ở Lang Chánh, năm 2019, tỉnh giao địa phương thực hiện tích tụ, tập trung 300 ha đất để sản xuất nhưng huyện thực hiện chỉ tiêu không đạt. Năm 2020, khảo sát trên địa bàn huyện chưa có doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác hay hộ gia đình nào phát triển sản xuất NN đủ các tiêu chí để hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh. Do đó, huyện không đăng ký khối lượng và kinh phí thực hiện chính sách TTTTĐĐ”.

Ở huyện Thọ Xuân, tuy diện tích được TTTTĐĐ tăng đáng kể, song về cơ bản các địa phương mới chỉ giao đất, cho thuê đất trên diện tích đất công ích, đất dự phòng, trong khi đó hình thức TTTTĐĐ thông qua chuyển nhượng, cho thuê ở các hộ gia đình được Nhà nước giao đất NN lâu dài chưa có nhiều. Tổng diện tích TTTTĐĐ của huyện là 1.489,02 ha, trong đó chủ yếu là cho thuê đất (1.279,33 ha); chuyển nhượng quyền sử dụng đất (168,69 ha) và góp đất (50 ha). Trong số diện tích trên, quỹ đất công ích, đất dự phòng chiếm tỷ lệ cao. Anh Đỗ Văn Tùng, Giám đốc Công ty CP Ứng dụng và Phát triển NNCNC Điền Trạch, cho biết: “Trước mắt, để có đất sản xuất, một thành viên trong công ty đứng ra làm hợp đồng thuê đất công ích với UBND xã, nhưng thời hạn thuê đất tối đa theo pháp luật hiện hành chỉ là 5 năm. Về lâu dài, để thực sự yên tâm đầu tư hạ tầng cho sản xuất, đơn vị mong muốn các cấp có thẩm quyền hướng dẫn về thủ tục, tạo điều kiện cho thuê đất lâu dài”.

Đối với nhiều trường hợp khác, để có diện tích tập trung, quy mô lớn, các tổ chức, cá nhân phải tự thỏa thuận với hàng chục hộ dân về mức giá thuê nên không tránh khỏi tình trạng mỗi người “đòi” một giá, khó thực hiện. Trong khi một số người dân nhận thức chưa đầy đủ về TTTTĐĐ, tâm lý giữ đất, lo mất đất... vẫn còn xảy ra ở một vài địa phương làm cản trở những cá nhân, tổ chức thiết tha và có năng lực đầu tư cho NN.

Ông Lê Huy Cường, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Hoằng Hóa, cho rằng: “Đối với trồng trọt, khâu đột phá sẽ là đẩy mạnh TTTTĐĐ, áp dụng CNC, cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Để TTTTĐĐ cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phá bỏ tư tưởng giữ ruộng nhưng không quan tâm sản xuất, đổi mới tư duy trong kinh tế thị trường, lấy thu nhập là động lực chính từ đó nông dân sẽ có nhận thức đúng việc cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng đất để tổ chức, cá nhân có điều kiện đầu tư sản xuất NN”.

TTTTĐĐ đã khẳng định là xu thế tất yếu trong thực tiễn khi nhu cầu đầu tư cơ giới hóa, CNC vào sản xuất NN tăng cao. Thế nhưng, mặt trái của vấn đề đó là ở một vài nơi, lợi dụng chủ trương khuyến khích, đầu tư vào NN thì một số nhà đầu tư theo kiểu chiếm đất “xí phần” hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để chờ cơ hội chuyển sang mục đích khác. Việc này, vô hình chung làm mất niềm tin của người dân vào chủ trương TTTTĐĐ, làm cản trở sự phát triển của những doanh nghiệp chân chính thực sự có nhu cầu về đất sản xuất.

Cần giải pháp đồng bộ

NN trong bất kỳ thời kỳ nào cũng là trụ cột của phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã xác định: Phát triển NN ứng dụng CNC là 1 trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ta nhằm xây dựng Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước. Trong đó, ưu tiên phát triển ngành NN theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; ứng dụng CNC, thông minh để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất NN hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; hình thành và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Những chỉ tiêu cụ thể mà Nghị quyết số 13-NQ/TU cũng đã xác định: Giai đoạn 2021-2025, tổng diện tích đất được tích tụ, tập trung tiếp tục tăng thêm 32.000 ha. Về công nghệ trong sản xuất, giai đoạn 2021-2025, đối với 32.000 ha đất được tích tụ, tập trung tăng thêm, có 3.300 ha sản xuất theo tiêu chuẩn CNC...

Đồng chí Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Tỉnh ta có lợi thế về quỹ đất đai, khí hậu và đặc biệt là con người để phát triển NN bền vững, hiện đại. Và để phát huy lợi thế đó, ngành NN&PTNT thấy rằng cần phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở; sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp trong toàn tỉnh, tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và sự hưởng ứng của Nhân dân. Trọng tâm là triển khai tốt, có hiệu quả một số nhóm giải pháp, đó là: Tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu sắc hơn nữa về chủ trương, định hướng trong TTTTĐĐ, xua tan tâm lý giữ đất, dự phòng quỹ đất, tâm lý ngại vất vả, sợ trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và tạo sự ủng hộ của Nhân dân. Kết hợp với đó là việc nêu gương khen thưởng các điển hình tiên tiến, tham quan học tập những mô hình, cách làm hay; đồng thời có những quy định, chế tài xử lý những chây ì, trốn tránh trách nhiệm trong công việc.

Phải định hình rõ được đối tượng có lợi thế của địa phương và liên vùng các địa phương có điều kiện tương đồng, lựa chọn phương thức TTTTĐĐ phù hợp. Chủ thể thực hiện phải có năng lực và đam mê thật sự với NN để đảm bảo hiệu quả bền vững, không làm bất ổn tình hình chính trị, an ninh trật tự tại địa phương. Tỉnh ta đã ban hành và đưa ra 21 sản phẩm NN chủ lực và có lợi thế, nên trước mắt mỗi địa phương cần chọn một số sản phẩm chủ lực để tập trung phát triển, làm tiền đề để đẩy mạnh trong những năm tiếp theo.

Tiếp tục đẩy mạnh chương trình chuyển dịch lao động sang phi NN một cách ổn định lâu dài, có vậy người dân mới mạnh dạn cho thuê, chuyển nhượng đất sản xuất. Nghiên cứu các chương trình đầu tư, cải tạo hạ tầng sản xuất ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo điều kiện ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, trọng tâm là hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện nội đồng, các cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Mỗi một địa phương, một lĩnh vực cần phải chuẩn bị sẵn sàng các dự án kêu gọi đầu tư để tiếp cận, mời gọi doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất. Đồng thời phải nâng cao vai trò, năng lực trong quản trị, tổ chức sản xuất của các HTX dịch vụ NN, các tổ hợp tác; mạnh dạn giao đất, hình thành quỹ đất sản xuất cho các HTX.

Tiếp tục nghiên cứu vận dụng để thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển NN và xây dựng nông thôn mới; đồng thời nghiên cứu để ban hành các cơ chế, chính sách riêng biệt phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương bởi thực tế các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh là rất tích cực song với đặc điểm và quy mô sản xuất hiện nay, chúng ta chưa có nhiều dự án đáp ứng được các tiêu chí để thụ hưởng, vì vậy cần phải có những chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển sản xuất.

Việt Hương - Tăng Thúy


Việt Hương - Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]