(Baothanhhoa.vn) - Biển bạc sẽ thế nào nếu chúng ta vẫn giữ cách ứng xử thiếu trách nhiệm? Cùng với cả nước, cộng đồng ngư dân Thanh Hóa phải nghiêm túc và thành thật hơn nữa trong việc khai thác. Các cơ quan chức năng cũng phải quyết liệt hơn rất nhiều mới hy vọng sớm lấy lại tín nhiệm cho thủy sản Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khẩn cấp lắm rồi

Biển bạc sẽ thế nào nếu chúng ta vẫn giữ cách ứng xử thiếu trách nhiệm? Cùng với cả nước, cộng đồng ngư dân Thanh Hóa phải nghiêm túc và thành thật hơn nữa trong việc khai thác. Các cơ quan chức năng cũng phải quyết liệt hơn rất nhiều mới hy vọng sớm lấy lại tín nhiệm cho thủy sản Việt Nam.

Khẩn cấp lắm rồi

Ảnh minh họa.

Những yêu cầu này đã thực sự “phả hơi nóng” vào hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) với 28 tỉnh, thành phố ven biển diễn ra ngày 29-8.

Thời gian qua, dù Việt Nam đã tập trung triển khai 4 nhóm khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) để chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” gồm: Hoàn thiện khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, trên một khu vực biển rộng lớn, có số đông ngư dân tham gia ở nhiều ngư trường, cùng với đó là sự thực dụng và thói quen tùy tiện trong khai thác của một bộ phận không nhỏ người hành nghề trên biển chưa thể khắc phục ngay được, khiến những khuyến nghị không phải lúc nào cũng được tôn trọng.

Theo báo cáo, từ quý IV năm 2022 đến nay cả nước có 412 lượt tàu từ 24m trở lên mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên 10 ngày. Một số tỉnh, thành phố, như Quảng Ninh, Quảng Bình, Phú Yên, Kiên Giang, Thanh Hóa... có tỷ lệ giám sát sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh rất thấp, ở mức dưới 20%. Qua kiểm tra phát hiện, đã bắt giữ 11 vụ/13 tàu sử dụng 15 thiết bị VMS của tàu cá khác để thực hiện hành vi khai thác sai vùng, khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Lực lượng thực thi pháp luật phải xử phạt hơn 4.000 vụ vi phạm các quy định về chống khai thác IUU, với số tiền hơn 110 tỷ đồng.

Tấm “thẻ vàng” mà EC rút ra đối với thủy sản Việt Nam đã kéo dài nhiều năm, không chỉ làm gia tăng thời gian, công sức, chi phí cho việc quản lý chặt chẽ hồ sơ khi xuất khẩu thủy sản sang EU, còn làm suy giảm uy tín của Việt Nam. Mà nếu như không sớm khắc phục thì hoàn toàn có thể chuyển hóa thành tấm “thẻ đỏ”, thủy sản Việt Nam sẽ không còn đường vào thị trường với giá trị xuất khẩu khoảng gần 500 triệu USD/năm này. Ngoài EU, thì Mỹ cũng đã có quy định tương tự về chống IUU. Nếu điều không mong muốn đó xảy ra, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngư dân mà còn nhiều nhà máy và công nhân trong ngành chế biến thủy sản.

Chỉ hơn 1 tháng nữa sẽ đến thời hạn đoàn công tác thứ tư của EC sang thanh, kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Việt Nam. Vì vậy, các ngành chức năng, các địa phương phải xác định rõ trách nhiệm, quyết liệt khắc phục tồn tại. Cuộc chiến chống lại vi phạm trong khai thác hải sản bất hợp pháp đã gấp lắm rồi. Đã đến lúc cần sự đồng lòng với sức mạnh tổng hợp và quyết tâm cao nhất từ các ngành chức năng, các địa phương, chứ không còn là câu chuyện mạnh ai nấy làm như các đại biểu đã chỉ ra.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]