(Baothanhhoa.vn) - Phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa được UBND tỉnh đầu tư xây dựng, với mục tiêu tạo ra một sàn thương mại điện tử nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh. Sau hơn hai tháng khai trương phần mềm (cuối tháng 3 - 2019), hiện đã có nhiều doanh nghiệp, cá nhân đăng ký bán sản phẩm qua phần mềm. Không những bán hàng, mà các đơn vị, cá nhân còn có điều kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm; qua đó, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm góp phần phát triển nông nghiệp hiệu quả

Phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa được UBND tỉnh đầu tư xây dựng, với mục tiêu tạo ra một sàn thương mại điện tử nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh. Sau hơn hai tháng khai trương phần mềm (cuối tháng 3 - 2019), hiện đã có nhiều doanh nghiệp, cá nhân đăng ký bán sản phẩm qua phần mềm. Không những bán hàng, mà các đơn vị, cá nhân còn có điều kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm; qua đó, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng.

Kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm góp phần phát triển nông nghiệp hiệu quả

Xã viên HTX dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp xã Đông Tiến (Đông Sơn) chăm sóc dưa trồng trong nhà lưới.

Những năm qua, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đã tập trung triển khai thực hiện nhiều mô hình phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, nhiều mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn, sản phẩm bảo đảm chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày càng được nhân rộng. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay đó là việc nhận diện sản phẩm an toàn, sản phẩm không an toàn và đầu ra ổn định cho sản phẩm. Chính vì vậy, phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn được triển khai tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, hộ gia đình sản xuất nhỏ, lẻ; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh có cơ hội tham gia gặp gỡ, kết nối, giới thiệu và kinh doanh. Cơ quan quản lý các cấp thực hiện giám sát, xử lý vi phạm, bảo đảm thông tin trung thực, là địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng hướng tới. Qua đó, mục tiêu hướng tới là khuyến khích sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời, góp phần giải quyết vấn đề về an toàn thực phẩm hiện nay. Cung cấp cho người tiêu dùng một địa chỉ tin cậy, có đầy đủ thông tin để lựa chọn thực phẩm đạt tiêu chuẩn sạch, an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng. Tăng cường sự quản lý, giám sát của cơ quan Nhà nước về an toàn thực phẩm từ sản xuất, kinh doanh đến tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy lùi sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Hỗ trợ kết nối, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản, thực phẩm thế mạnh của tỉnh; cung cấp một công vụ kết nối giữa người mua, người bán, là kênh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của địa phương đến rộng rãi đối tác, người tiêu dùng thông qua mạng internet kết nối toàn cầu. Tạo ra môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch, khuyến khích người sản xuất đầu tư kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng của các tổ chức cấp chứng chỉ trong nước và quốc tế, tiến tới phát triển một vùng nông nghiệp hiện đại, có nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm chủ lực của tỉnh đến các thị trường trong nước và trong khu vực; đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm... Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Công nghệ thông tin, Viễn thông Thanh Hóa (đơn vị vận hành phần mềm), đến hết tháng 5-2019, phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hút hơn 500 doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất tham gia đăng ký giao dịch; trong đó, có 108 doanh nghiệp, với 261 sản phẩm đăng ký giao dịch. Dự kiến, phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa, chính thức vận hành trong tháng 6 năm 2019.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối cung, cầu nông sản, thực phẩm an toàn đã được tỉnh xác định là một trong những khâu đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp; đồng thời, thúc đẩy kết nối tiêu dùng nông sản, thực phẩm an toàn, nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế. Phần mềm được nghiên cứu, triển khai xây dựng, hoàn thành nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra với phương thức hoạt động theo chuỗi khép kín, bao gồm: Quảng bá, mua bán, thanh toán điện tử và vận chuyển sản phẩm. Để đưa phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn vào hoạt động thường xuyên, ổn định, hiệu quả; từ khi khai trương đến nay, các cấp, các sở, ngành của tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của nhân dân về sử dụng, tiêu dùng thực phẩm an toàn. Đồng thời, đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, trách nhiệm cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Cũng trong thời gian qua, Viễn thông Thanh Hóa phối hợp với Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, triển khai hoàn chỉnh phần mềm và giới thiệu, hỗ trợ người dùng sử dụng phần mềm, hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định đối với sàn giao dịch điện tử. Đồng thời, nghiên cứu, bổ sung các chức năng, tiện ích phần mềm đáp ứng yêu cầu giao dịch, mua bán, thanh toán, vận chuyển ngày càng cao của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của địa phương tham gia vào phần mềm. Tăng cường tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các HTX, các hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm tham gia quảng bá, giao dịch, mua bán trên phần mềm.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]