(Baothanhhoa.vn) - Sáng 22/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa phối hợp với Công ty Cổ phần logistics Viettrans và Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL 2215 chuyên phục vụ chế biến tại huyện Hoằng Hóa.

Hội thảo đầu bờ mô hình liên kết sản xuất khoai tây tại Hoằng Hóa

Sáng 22/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa phối hợp với Công ty Cổ phần logistics Viettrans và Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình liên kết sản xuất giống khoai tây FL 2215 chuyên phục vụ chế biến tại huyện Hoằng Hóa.

Hội thảo đầu bờ mô hình liên kết sản xuất khoai tây tại Hoằng Hóa

Các đại biểu dự hội thảo.

Vụ đông 2023-2024, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hoằng Thành (Hoằng Hóa) đã thuê lại đất của nhiều hộ dân để trồng cây khoai tây với diện tích tập trung 16ha. Trong đó có mô hình thử nghiệm 4ha khoai tây liên kết với Công ty Cổ phần logistics Viettrans được trồng bằng giống FL 2215. Đây là giống khoai tây do Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo nhập từ nước ngoài và độc quyền phân phối để thu mua chế biến snack khoai tây theo chuỗi.

Hội thảo đầu bờ mô hình liên kết sản xuất khoai tây tại Hoằng Hóa

Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam trình bày tại hội thảo.

Trong quá trình sản xuất, HTX được Công ty chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Giống khoai FL 2215 có nhiều ưu điểm, như: phát triển khỏe, có nhiều tầng củ, chống chịu thời tiết phức tạp, kháng sâu bệnh tốt, nhất là nấm rệp, héo xanh, sương mai. Khoai đạt yêu cầu cao về kích cỡ, chất lượng và độ đồng đều.

Sau 100 ngày trồng, đến nay diện tích khoai tây đã cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 32 tấn/ha. Với giá công ty thu mua tại ruộng là 8.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi ha khoai tây cho lợi nhuận 120 triệu đồng.

Hội thảo đầu bờ mô hình liên kết sản xuất khoai tây tại Hoằng Hóa

Các đại biểu tham quan mô hình sản xuất khoai tây FL 2215 tại xã Hoằng Thành (Hoằng Hóa).

Đây là mô hình liên kết trồng khoai tây với diện tích lớn, tập trung, áp dụng toàn bộ cơ giới hóa vào sản xuất nhằm giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất và tăng giá trị sản phẩm.

Hội thảo đầu bờ mô hình liên kết sản xuất khoai tây tại Hoằng Hóa

Thu hoạch sản phẩm khoai tây FL 2215 tại xã Hoằng Thành (Hoằng Hóa).

Kết quả của mô hình là tiền để ngành nông nghiệp Thanh Hóa tiếp tục mở rộng diện tích khoai tây theo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành mối liên kết “4 nhà” trong chuỗi sản xuất tiêu thụ nông sản, tăng giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.

Hội thảo đầu bờ mô hình liên kết sản xuất khoai tây tại Hoằng Hóa

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Viết Chọn phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Viết Chọn, cho biết: Thanh Hóa có khoảng 2.500 - 3.000 ha đất có thể sản xuất khoai tây. Nông dân ở các địa phương trong tỉnh có nhiều kinh nghiệm sản xuất khoai tây. Vì vậy, ngành nông nghiệp rất mong muốn thực hiện liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh sản xuất khoai tây gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ.

Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tích tụ đất đai để tạo các vùng trồng tập trung theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn theo các phương thức góp đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thỏa thuận và tự nguyện giữa người có đất với người có nhu cầu sử dụng đất, phù hợp với quy định.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp triển khai có hiệu quả các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất của Trung ương, tỉnh đang còn hiệu lực; đầu tư, hoàn thiện hệ thống giao thông, hạ tầng kết nối đến các vùng sản xuất tập trung để tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ hàng hóa, chế biến sản phẩm.

Hải Đăng


Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]