Việt Nam được xem là "giỏ" lương thực của thế giới, nhưng theo các chuyên gia, chiếc "giỏ" này còn đơn điệu và thiếu màu sắc, ít sản phẩm giá trị gia tăng cao, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hạn chế nên khó đi xa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thiếu tiêu chuẩn, nông sản khó đi xa

Việt Nam được xem là "giỏ" lương thực của thế giới, nhưng theo các chuyên gia, chiếc "giỏ" này còn đơn điệu và thiếu màu sắc, ít sản phẩm giá trị gia tăng cao, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hạn chế nên khó đi xa.

Tại hội thảo "Tiếp cận thị trường trong nước và xuất khẩu đối với nông sản Việt Nam", ông Phạm Tuấn Long - Phó Trưởng phòng Xuất nhập khẩu (XNK) Nông - lâm - thủy sản - Cục XNK (Bộ Công Thương) - cho biết: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (XK) nông - lâm - thủy sản bình quân giai đoạn 2011 - 2017 của Việt Nam đạt 8,6%. 8 tháng đầu năm 2018, 7 mặt hàng có kim ngạch XK tỷ USD Việt Nam gồm: Thủy sản, rau - quả, cà phê, hạt điều, gạo, cao su, gỗ. Về thị trường XK, 26 thị trường đạt trên 1 tỷ USD, trong đó, 6 thị trường chủ lực gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông Phạm Tuấn Long nhận định, theo lộ trình cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thuế nhập khẩu (NK) của các thị trường sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam. Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định FTA Việt Nam - EU dự kiến có hiệu lực vào năm 2019 đã và đang tạo sức hút mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp nước ta có thêm năng lực sản xuất nông - lâm - thủy sản.

Tuy nhiên, nông sản Việt cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ. Ông Phạm Tuấn Long phân tích, chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại và thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng đầu năm. Đơn cử, thị trường Hoa Kỳ đang đặt ra quy định, yêu cầu phân tích nguy cơ dịch hại; thực hiện kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói, xử lý kiểm dịch thực vật; yêu cầu xử lý kiểm dịch thực vật đối với trái cây tươi Việt Nam.

Cùng đó, tất cả hàng hóa NK vào Úc, đặc biệt là hàng nông - lâm - thủy sản phải đáp ứng được các yêu cầu về sinh học và an toàn thực phẩm (ATTP). Luật Kiểm soát thực phẩm cho phép Bộ Nông nghiệp Úc thực hiện Chương trình kiểm tra thực phẩm NK. Đây chính là rào cản lớn nhất đối với hàng XK của Việt Nam vào Úc…

Những yêu cầu khắt khe trên đang đặt ra thách thức không nhỏ khi nhiều mặt hàng nông sản Việt hiện đang sản xuất manh mún, tự phát, dẫn đến chất lượng không đồng đều, khó kiểm soát ATTP và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc…

Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam - nhận định: Mặc dù Việt Nam được đánh giá là "giỏ" lương thực của thế giới, nhưng chiếc "giỏ" này còn đơn điệu và thiếu màu sắc. Nông sản Việt rất phong phú nhưng thiếu những sản phẩm giá trị gia tăng. Đa số sản phẩm xuất thô, thiếu hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Muốn giải quyết được các vấn đề này, cần tăng cường kết nối, sản xuất theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có chiến lược xây dựng thương hiệu gắn liền với chất lượng; trong đó, tập trung cải thiện về đóng gói, mẫu mã, bao bì. Đồng thời, cần có quy trình sản xuất chuẩn để truy xuất thông tin.

Để giải quyết đầu ra bền vững cho sản phẩm, bà Ngô Thị Minh Hương - Giám đốc Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) - cho rằng, cần áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn vào sản xuất. Đồng thời, nông sản có chất lượng sẽ nâng cao được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với hàng Việt.

Mặc dù Việt Nam đã làm tốt công tác đàm phán để cắt giảm thuế NK trên thị trường nước ngoài, tuy nhiên, việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng và ATTP còn hạn chế. Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng vẫn chưa thâm nhập được.

Theo Baocongthuong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]