(Baothanhhoa.vn) - Để vừa có sức bật đột phá, vừa bảo đảm phát triển bền vững, cân bằng giữa các vùng, miền, hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đã được định hướng phát triển dựa trên nguyên tắc tập trung có trọng điểm tại các vùng kinh tế động lực theo giai đoạn. Trên cơ sở đó, liên đô thị TP Thanh Hóa – Sầm Sơn là động lực hạt nhân phát triển chủ đạo, các đô thị Bỉm Sơn, Nghi Sơn – Tĩnh Gia, Lam Sơn – Sao Vàng là các vùng đô thị động lực, phát triển xung quanh TP Thanh Hóa. Cùng với đó, dựa trên tiềm năng sẵn có và dự báo xu hướng phát triển, các địa phương trong tỉnh cũng đã nghiên cứu lập quy hoạch phát triển và nâng cấp các đô thị, góp phần thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển đô thị gắn với những vùng kinh tế động lực

Để vừa có sức bật đột phá, vừa bảo đảm phát triển bền vững, cân bằng giữa các vùng, miền, hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đã được định hướng phát triển dựa trên nguyên tắc tập trung có trọng điểm tại các vùng kinh tế động lực theo giai đoạn. Trên cơ sở đó, liên đô thị TP Thanh Hóa – Sầm Sơn là động lực hạt nhân phát triển chủ đạo, các đô thị Bỉm Sơn, Nghi Sơn – Tĩnh Gia, Lam Sơn – Sao Vàng là các vùng đô thị động lực, phát triển xung quanh TP Thanh Hóa. Cùng với đó, dựa trên tiềm năng sẵn có và dự báo xu hướng phát triển, các địa phương trong tỉnh cũng đã nghiên cứu lập quy hoạch phát triển và nâng cấp các đô thị, góp phần thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn.

Phát triển đô thị gắn với những vùng kinh tế động lực

Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 31 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại 1, 2 đô thị loại 3, 1 khu vực được công nhận là đô thị loại 3, 1 đô thị loại 4, 24 thị trấn thuộc huyện và 4 khu vực được công nhận đạt chuẩn đô thị loại 5; tỷ lệ đô thị hóa đạt 23,5%. Trong công tác quy hoạch phát triển đô thị luôn ưu tiên định hướng đầu tư và đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển, do đó đã đáp ứng tốt yêu cầu về dự báo gắn sát với thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội, thật sự trở thành nền tảng cho việc tạo dựng nguồn lực phát triển cho đô thị.

Theo Quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh, vùng đô thị Nghi Sơn – Tĩnh Gia là một trong những vùng kinh tế trọng điểm được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. Đây được kỳ vọng là vùng đô thị trọng điểm phát triển kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, gắn liền với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn, vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung. Để thực hiện được mục tiêu này, UBND tỉnh đã và đang ưu tiên dành nguồn lực cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong Khu Kinh tế Nghi Sơn, như: Các công trình biển, bến cảng, đê chắn sóng, nạo vét luồng..., hạ tầng các khu công nghiệp trong khu kinh tế, các công trình giao thông, hệ thống cấp nước, cấp điện, các khu tái định cư, khu dịch vụ thương mại... Nhờ vậy, Khu Kinh tế Nghi Sơn được nhiều nhà đầu tư của các nước tiên tiến, như: Cộng hòa Liên bang Đức, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia..., đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tiếp tục huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng; đồng thời, chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Mục tiêu đến năm 2020, đầu tư hoàn thành cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng, như: Đường giao thông, luồng vào cảng, hệ thống xử lý nước thải, chất thải công nghiệp tập trung... Khu Kinh tế Nghi Sơn đang khơi dậy tiềm năng, thế mạnh và thực sự là cơ hội, là điểm đến hấp dẫn, mang lại thành công cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Không chỉ những dự án có vốn đầu tư nước ngoài; Khu Kinh tế Nghi Sơn đang được nhiều nhà đầu tư trong nước triển khai đầu tư nhiều dự án lớn, như: Nhà máy Xi măng Công Thanh, Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn, Cảng Quốc tế Nghi Sơn... Với mỗi dự án được triển khai, đi vào sản xuất, kinh doanh, Khu Kinh tế Nghi Sơn lại thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao đến từ các nhà thầu quốc tế, nhà thầu có uy tín trong nước, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; là cơ hội để hợp tác, chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Đến hết năm 2018, Khu Kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được 192 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 106.627 tỷ đồng và 19 Dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 12,862 tỷ USD; vốn thực hiện đạt hơn 48.637 tỷ đồng và hơn 9,442 tỷ USD. Ngày 23-12, trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về tình hình kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: Các vùng kinh tế “tứ Sơn” (Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn) đang đặt ra cho Thanh Hóa những tầm nhìn quy hoạch tốt hơn. Phải phát triển “tứ Sơn” thành động lực tăng trưởng”. Với kỳ vọng này, nhất là khi Dự án Liên hợp Lọc hóa đầu Nghi Sơn đã đi vào vận hành thương mại sẽ tạo động lực đưa tỉnh Thanh Hóa phát triển thành một trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của khu vực Bắc Trung bộ.

Thời gian qua, thực hiện Chương trình phát triển đô thị Lam Sơn - Sao Vàng (Thọ Xuân) giai đoạn đến năm 2030, UBND tỉnh đã ban hành các cơ chế đặc thù cùng với các chính sách ưu đãi trong hỗ trợ đầu tư để thu hút các doanh nghiệp triển khai các dự án vào khu vực, tạo tiềm lực về kinh tế và hạ tầng kỹ thuật thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển đô thị. Đây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử; là địa bàn kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa với thế mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch, vận tải. Để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu phát triển đô thị Lam Sơn - Sao Vàng trở thành đô thị động lực, là trung tâm của vùng kinh tế phía Tây tỉnh Thanh Hóa, trước năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại II, huyện Thọ Xuân đang tập trung giới thiệu địa điểm thực hiện dự án cho các nhà đầu tư. Đồng thời, cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan cho các nhà đầu tư; tăng cường công tác hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh và các nhà đầu tư để kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, bảo đảm các dự án hoạt động hiệu quả.

Tỉnh Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp phát triển đô thị gắn với các vùng kinh tế trọng điểm. Qua đó, tạo ra những triển vọng lớn về phát triển kinh tế tại các khu vực động lực và sự tương hỗ bởi hệ thống đô thị huyện lỵ và các vùng chức năng khác trong tỉnh. Theo đó, cùng với việc tăng nhanh tốc độ đô thị hóa để đạt mức tiếp cận và vượt mức trung bình của cả nước vào năm 2020, tỉnh Thanh Hóa cũng đang xây dựng hệ thống đô thị phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; đồng thời, phân bố hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển của từng vùng, miền trong tỉnh để thực hiện mục tiêu tỷ lệ đô thị đạt 35%, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.

Bài và ảnh: Khánh Phương


Bài Và Ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]