Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2018, xuất khẩu tôm giảm gần 8%, chỉ đạt 3,55 tỷ USD. Vì thế, dù xuất khẩu tôm vẫn chiếm giá trị cao nhất trong các ngành thủy sản xuất khẩu nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu bị giảm từ 46% năm 2017 xuống còn 40% năm 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Năm 2019, xuất khẩu tôm đặt mục tiêu lớn

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2018, xuất khẩu tôm giảm gần 8%, chỉ đạt 3,55 tỷ USD. Vì thế, dù xuất khẩu tôm vẫn chiếm giá trị cao nhất trong các ngành thủy sản xuất khẩu nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu bị giảm từ 46% năm 2017 xuống còn 40% năm 2018.

Năm 2019, xuất khẩu tôm đặt mục tiêu lớn

Ảnh minh họa.

Lý do là sức cạnh tranh của con tôm Việt còn yếu khi giá tôm nguyên liệu của Việt Nam vẫn đang cao hơn các nước trong khu vực. Cùng với việc tăng giá các yếu tố chi phí đầu vào cũng ảnh hưởng đến giá thành và sức cạnh tranh của ngành chế biến tôm. Ngành sản xuất và chế biến tôm chưa kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu, việc sử dụng hóa chất kháng sinh cấm trong chăn nuôi cũng như bơm chích tạp chất.

Năm 2019, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD. Góp phần hoàn thành mục tiêu này, ngành tôm phải đạt kim ngạch khoảng 4,2 tỷ USD.

Để đảm bảo mục tiêu này, diện tích nuôi tôm sú năm 2019 được duy trì khoảng 620.000ha, với sản lượng khoảng 330.000 tấn. Trong năm 2019, ngành sẽ gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu đối với tôm thẻ chân trắng. Năm nay, diện tích nuôi tôm chân trắng được quy hoạch khoảng 105.000ha, với sản lượng khoảng 530.000 tấn. Đây cũng là cơ sở để hướng tới mục tiêu đạt 4,5 tỷ USD từ xuất khẩu tôm vào năm 2020.

Ngay trong tháng 1/2019, các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung bộ đã triển khai khung lịch mùa vụ thả giống tôm nước lợ. Đối với tôm giống, năm nay cố gắng kiểm soát chất lượng giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu, ngăn chặn việc tiêm chích tạp chất và tồn dư kháng sinh trong thủy sản nuôi để đảm bảo chất lượng xuất khẩu.

Ngoài ra, Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm 2019 sẽ giúp khoảng 90% dòng thuế đánh vào các mặt hàng thủy sản xuất khẩu qua EU sẽ giảm về 0% trong 3-4 năm theo cam kết, giúp con tôm có cơ hội gia tăng xuất khẩu ở thị trường này.

Ngoài ra, một số thị trường như Hàn Quốc, ASEAN được dự báo có nhu cầu nhập khẩu thủy sản tăng cao trong thời gian tới. Kim ngạch xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc có thể đạt 500 triệu USD trong năm 2019, tăng 29,5% so với năm 2018. Hiện Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 5 của Việt Nam, chiếm 10,9% tỉ trọng. Năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 385,8 triệu USD, tăng 1% so với năm 2017. Hiện Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Hàn Quốc chiếm thị phần áp đảo 58% trong khi các đối thủ khác (Thái Lan 11,2%, Ecuador 10,5%, Trung Quốc 4,8%).

Theo Baocongthuong


Theo Baocongthuong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]