(Baothanhhoa.vn) - Sáng 28/12, Bộ Giao thông - Vận tải tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành giao thông năm 2023

Sáng 28/12, Bộ Giao thông - Vận tải tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành giao thông năm 2023

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự hội nghị.

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng điểm cầu 63 tỉnh, thành phố.

Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của tỉnh, doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành giao thông năm 2023

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm cùng các đại biểu tại điểm cầu Thanh Hóa.

Theo Báo cáo của Bộ Giao thông - Vận tải (GT-VT), năm 2023 được sự quan tâm chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành, địa phương; ngành GT-VT đã nỗ lực khắc phục khó khăn hoàn thành kế hoạch đề ra. Bộ GT-VT đã hoàn thành, trình Chính phủ ban hành 13/13 nghị định, ban hành 40 thông tư theo thẩm quyền. Bên cạnh đó, Bộ GT-VT đã hoàn thành 5/5 quy hoạch ngành quốc gia.

Năm 2023, hoạt động các loại hình vận tải đều tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, tính trong 11 tháng năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt hơn 2.000 triệu tấn, tăng gần 13%; luân chuyển hàng hóa ước đạt 442 tỷ tấn, tăng hơn 10,5%. Vận chuyển hành khách ước đạt hơn 4.200 triệu lượt khách, tăng 11,5%. Luân chuyển hành khách 11 tháng ước đạt 222 tỷ HK.km, tăng xấp xỉ 24% so với cùng kỳ năm 2022. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tiếp tục được triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời khắc phục, xử lý 34 điểm đen, 49 điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng tiếp tục có nhiều điểm sáng với 26 dự án được khởi công, 20 dự án được hoàn thành. Riêng lĩnh vực đường bộ, 9 dự án thành phần đường bộ cao tốc đã được đưa vào khai thác với chiều dài 475 km, nâng tổng số km đường bộ cao tốc đưa vào khai thác trên cả nước lên 1.892 km. Tính đến hết tháng 12/2023, khối lượng giải ngân của Bộ GT-VT đạt khoảng 90% kế hoạch.

Đối với công tác xây dựng Chính phủ số, chuyển đổi số, năm 2023, Bộ GT-VT đã hoàn thành 6/6 chỉ tiêu và 23 nhiệm vụ (đạt tỷ lệ 92%) Chính phủ giao; hoàn thành 4/4 nhiệm vụ trọng tâm được giao, được Bộ Thông tin và Truyền thông xếp hạng A trong khối các bộ, ngành. Công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; phòng, chống lụt bão; công tác xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số; công tác tổ chức, cán bộ; cải cách hành chính; hợp tác quốc tế... được quan tâm và đạt kết quả cao.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành giao thông năm 2023

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự nỗ lực, vượt khó của ngành GT-VT và các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ năm 2023. Bộ GT-VT đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao, làm tốt công tác quy hoạch; triển khai các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia, với nhiều dự án mới được phê duyệt, khởi công mới cũng như hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều tuyến cao tốc. Công tác giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục đáp ứng yêu cầu, chỉ tiêu đề ra, Bộ GT-VT tiếp tục là một trong những bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước.

Về nhiệm vụ năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ GT-VT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ các vướng mắc để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông các dự án trọng điểm của quốc gia, trên tinh thần “vướng mắc ở cấp nào cấp đó phải tháo gỡ, vướng mắc ở đâu thì ở đó phải tháo gỡ”. Bộ GT-VT phải lấy đổi mới khoa học sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ là nguồn lực trong việc khảo sát, thiết kế, thi công đảm bảo chất lượng công trình giao thông trọng điểm. Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dự án. Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành GT-VT xây dựng các dự án, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách hoàn thiện thủ tục khuyến khích hợp tác công tư trong xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ GT-VT chặt chẽ hơn nữa, kịp thời giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến phạm vi trách nhiệm của mình để thúc đẩy GT-VT phát triển, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Đồng thời, tích cực công tác truyền thông tạo sự đồng thuận trong quần chúng Nhân dân trong thực hiện các dự án giao thông trọng điểm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật.

Hải Đăng


Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]