(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, huyện Thọ Xuân đã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt trong triển khai thực hiện và mang lại những kết quả khả quan.

Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tại Thọ Xuân

Thực hiện Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, huyện Thọ Xuân đã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt trong triển khai thực hiện và mang lại những kết quả khả quan.

Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tại Thọ Xuân

Gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của huyện Thọ Xuân tại một hội chợ.

Trên địa bàn huyện Thọ Xuân hiện có 3 doanh nghiệp và tổ chức KH&CN đang tham gia chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, gồm: Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Rich Farm và 1 tổ chức KH&CN là Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa. Các đơn vị đã nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả các dự án nhằm hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Điển hình như, Công ty CP Mía đường Lam Sơn với Dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nhân giống và sản xuất các giống cam V2, CT36, BH chất lượng cao tại vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa”, tổng kinh phí được phê duyệt 12 tỷ đồng. Sau 4 năm thực hiện (từ năm 2017), năm 2021 dự án đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung đề ra. Dự án đã làm chủ được các quy trình công nghệ trong nhân giống và sản xuất cam theo hướng an toàn, chất lượng cao, như: Quy trình quản lý vườn cây mẹ đầu dòng sạch bệnh (vườn giống gốc) để cung cấp giống cho các vườn cây mẹ sản xuất giống mắt ghép; quy trình sản xuất cây giống cam sạch bệnh, xây dựng hệ thống vườn ươm sản xuất giống, vườn cung cấp cây giống cho các vùng sản xuất; quy trình trồng và chăm sóc cam (phương pháp trồng mới và bón phân; phương pháp cắt tỉa, tạo tán; phương pháp quản lý dịch hại và bảo vệ thực vật trên đồng ruộng; phương pháp thực hành nông nghiệp tốt VietGAP). Trên cơ sở các quy trình công nghệ được chuyển giao, hiện nay dự án có thể cung cấp 5 - 6 vạn cây chất lượng cao hằng năm để phục vụ việc nhân giống mở rộng vùng sản xuất cho các địa bàn trong tỉnh. Đồng thời phổ biến nhanh các giống mới, năng suất, chất lượng cao, sạch bệnh cho các đơn vị và cá nhân có nhu cầu trồng cam. Hiện nay, các mô hình thâm canh của dự án đều sinh trưởng và phát triển tốt. Các giống cam đưa vào trồng tại mô hình bước đầu cho thấy có khả năng thích nghi cao, sinh trưởng phát triển tốt phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng tại địa phương...

Năm 2021 và 2022, Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cũng đã triển khai thành công Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa, gạo an toàn bền vững với môi trường theo chuỗi giá trị tại một số huyện nông thôn, miền núi tỉnh Thanh Hóa” với tổng kinh phí được phê duyệt là 9 tỷ đồng tại 4 xã: Thọ Lộc, Xuân Hồng, Xuân Trường, Xuân Sinh với tổng diện tích thực hiện 150 ha lúa, được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Một phần sản phẩm lúa này phục vụ nhu cầu tại chỗ của bà con nông dân và phần còn lại được Công ty CP Thương mại Sao Khuê thu mua lúa tươi chế biến đưa ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Đến nay, các dự án KH&CN đã áp dụng vẫn phát huy kết quả, được nhân rộng, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn cũng như thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

Trên địa bàn huyện, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Rich Farm cũng đang triển khai thực hiện Dự án “Ứng dụng công nghệ cao xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa lưới (cucumis melo L) đạt tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Thanh Hóa” với tổng kinh phí được phê duyệt hơn 14,5 tỷ đồng... Đây chính là cơ hội để bà con nông dân trong huyện được tiếp cận với các công nghệ mới phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: "Huyện Thọ Xuân đang tiếp tục trao đổi, phổ biến những điểm mới, nổi bật mà huyện có lợi thế để các doanh nghiệp và tổ chức KH&CN trên địa bàn huyện tiếp cận với chương trình một cách dễ dàng, khoa học. Huyện sẽ chỉ đạo các phòng, ban liên quan biên soạn nội dung chương trình trọng tâm, phù hợp với năng lực của địa phương, từ đó giúp doanh nghiệp và tổ chức KH&CN rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, minh bạch, tạo cơ chế thông thoáng trong việc đăng ký các dự án mới, nâng cao hiệu quả đề xuất dự án; tăng cường phối hợp giữa doanh nghiệp, tổ chức KH&CN với các tổ chức nghiên cứu trong nước và UBND các huyện; tạo sự liên kết chặt chẽ và thực hiện xuyên suốt giữa 4 nhà: Nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý và người dân. Chỉ đạo các địa phương chủ động bám sát mục tiêu chương trình để đăng ký tham gia các dự án phù hợp nhằm tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, có kế hoạch nhân rộng, huy động các doanh nghiệp ở địa phương tham gia, tiếp thu công nghệ".

“Toàn huyện phấn đấu xây dựng được các mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN có hiệu quả, có quy mô phù hợp với vùng sinh thái của từng địa bàn nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, trong đó có ít nhất 30% mô hình thực hiện ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số; xây dựng được ít nhất 20% mô hình liên kết ứng dụng KH&CN theo chuỗi giá trị hàng hóa, tạo sinh kế cho người dân; chuyển giao được các công nghệ mới, tiên tiến phù hợp với từng vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật viên, cơ sở, nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật” - ông Dũng cho biết thêm.

Bài và ảnh: Trường Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]