(Baothanhhoa.vn) - Trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20-2-1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”. Khắc ghi lời Bác, Đảng bộ Thanh Hóa đã vượt lên những khó khăn thử thách, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, quyết tâm phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như Bác hằng mong muốn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhớ những phong trào thi đua yêu nước trong kháng chiến ở Thanh Hóa

Trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20-2-1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”. Khắc ghi lời Bác, Đảng bộ Thanh Hóa đã vượt lên những khó khăn thử thách, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, quyết tâm phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như Bác hằng mong muốn.

Những năm 1949-1950, với quyết tâm tất cả cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh vừa sản xuất vừa chiến đấu, tăng cường lực lượng hậu phương kháng chiến. Tháng 6-1950, Hồ Chủ tịch gửi thư khen ngợi nhân dân Thanh Hóa, đặc biệt là khen ngợi xã Tân Tiến (Hà Trung), Hoằng Lộc (Hoằng Hóa), Đông Anh (Đông Sơn) có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua giúp đỡ bộ đội, dân quân. Phong trào bình dân học vụ thi đua xóa nạn mù chữ và học bổ túc văn hóa phát triển sâu rộng, trong các làng, xã đâu đâu cũng có lớp học. Các hoạt động văn nghệ quần chúng động viên cổ vũ toàn dân, toàn quân thi đua sản xuất, chiến đấu xây dựng, bảo vệ hậu phương, xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu - căn cứ, hậu phương kháng chiến như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thực hiện lời chỉ dạy của Bác, giai đoạn 1947-1954, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên “chấn động địa cầu”, đánh bại âm mưu của thực dân Pháp xâm lược. Trong dịp vào thăm Thanh Hóa lần thứ 2 (13-6-1957), Người đã khen ngợi và ghi nhận những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa trong vai trò “hậu phương lớn” của kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là sự chi viện sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Thanh Hóa hăng hái thi đua khôi phục, phát triển sản xuất, xây dựng nhà máy điện, nhà máy giấy, đài truyền thanh, nông trường Yên Mỹ... các nghề thủ công nghiệp được phục hồi, phát triển; sửa chữa đập Bái Thượng, nâng cấp đê sông Mã, sông Chu, phong trào chống úng, chống hạn phát triển mạnh. Nông nghiệp thu hoạch khá, công tác bình dân học vụ tốt, điển hình là xã Vĩnh Khang (Vĩnh Lộc), thị xã Thanh Hóa. Ghi nhận những thành tích đó, Bác Hồ đã gửi thư khen và mong Thanh Hóa phấn đấu thành tỉnh kiểu mẫu.

Năm 1960, lần thứ ba Bác Hồ về thăm Thanh Hóa và dự Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Thanh Hóa (lần thứ VI). Người nhấn mạnh vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong phong trào thi đua yêu nước, đồng thời mong muốn và tin tưởng tổ chức công đoàn và lực lượng công nhân sẽ làm gương xung phong cho đồng bào ở hậu phương. Lần thứ tư, Bác trở lại thăm Thanh Hóa là năm 1961. Thời gian ấy, miền Bắc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, đồng thời làm hậu phương, chi viện cho tiền tuyến miền Nam chống Mỹ, cứu nước. Bác đã khen ngợi HTX Thành Công, ngọn cờ đầu của ngành tiểu thủ công nghiệp toàn miền Bắc, khen ngợi thành tích thâm canh lúa, trồng bông, chăn nuôi gia cầm, công tác thủy lợi, trồng cây gây rừng, công tác bổ túc văn hóa xã Yên Trường.

Bốn lần về thăm Thanh Hóa, lần nào Người cũng ân cần động viên và để lại cho Đảng bộ, nhân dân Thanh Hóa những lời căn dặn chí tình. Những thành tích cụ thể được Bác khen ngợi, nhưng bên cạnh đó những biểu hiện sống xa dời dân, có những việc làm không vì dân, ảnh hưởng đến lợi ích của dân, Bác cũng thẳng thắn phê bình. Đối với cán bộ, Bác khuyên bảo ân cần, thấm thía: Phải làm trọn “người đày tớ của nhân dân”, nghĩa là phải hết mình phụng sự nhân dân, gần dân, hiểu dân, làm cho dân tin, dân quý. Người nhiều lần gửi thư, biểu dương, khen ngợi và tặng Huy hiệu cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trên mọi mặt sản xuất và chiến đấu. Thực hiện lời dạy của Bác, năng suất lúa và cây trồng ở Thọ Xuân dẫn đầu trong tỉnh. Nhiều HTX nông nghiệp đạt năng suất cao nổi tiếng cả miền Bắc như: HTX Xuân Thành, Thắng Lợi, Đông Phương Hồng. Năm 1963 huyện Thọ Xuân được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích thủy lợi.

Khắc sâu lời dạy thi đua ái quốc và xây dựng Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu của Bác, trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã khắc phục khó khăn, gian khổ, đẩy mạnh lao động sản xuất, tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc, vừa kiên cường chiến đấu bảo vệ quê hương, vừa tích cực đóng góp sức người, sức của chi viện cho chiến trường, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước... Trong cuộc đọ sức quyết liệt với giặc Mỹ xâm lược, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã chiến đấu 10.158 trận lớn nhỏ, bắn rơi 376 máy bay (trong đó có 3 chiếc B52), bắt sống 36 giặc lái, bắn cháy 57 tàu chiến (trong đó có 52 khu trục Hạm thuộc hạm đội 7) của giặc Mỹ...

Trên 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, phát huy truyền thống thi đua yêu nước, tiếp tục phát động những phong trào thi đua phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng tạo, phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đẩy mạnh CNH, HĐH, đưa Thanh Hóa ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo, kém phát triển, trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo đạt thứ hạng cao của khu vực Bắc Trung bộ.


Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]