(Baothanhhoa.vn) - Trong lịch sử cách mạng nước ta, ở bất cứ hoàn cảnh nào, các phong trào thi đua yêu nước luôn là điều kiện, động lực to lớn, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta vượt qua khó khăn, thách thức, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Có thể nói, trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhờ kịp thời phát động, duy trì đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước cụ thể, thiết thực, phù hợp, hiệu quả, chúng ta đã phát huy được sức mạnh to lớn của cả dân tộc, tinh thần yêu nước, ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh việc phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua ái quốc ở tỉnh Thanh Hóa

Trong lịch sử cách mạng nước ta, ở bất cứ hoàn cảnh nào, các phong trào thi đua yêu nước luôn là điều kiện, động lực to lớn, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta vượt qua khó khăn, thách thức, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Có thể nói, trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhờ kịp thời phát động, duy trì đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước cụ thể, thiết thực, phù hợp, hiệu quả, chúng ta đã phát huy được sức mạnh to lớn của cả dân tộc, tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực tự cường, đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để đi đến thắng lợi cuối cùng.

70 năm qua, từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11-6-1948), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta luôn quán triệt triển khai, nhận thức xác định rõ quan điểm, phương châm hành động cách mạng “Thi đua là yêu nước! Yêu nước thì phải thi đua! Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Lời kêu gọi Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị lý luận, thực tiễn và mang tính thời sự sâu sắc; các phong trào thi đua yêu nước đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng qua các thời kỳ cách mạng, trong các tầng lớp nhân dân, động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ thực tiễn các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh trong 70 năm qua luôn hiện hữu, gắn bó mật thiết với cuộc sống và quyền lợi thiết thực của người dân, chính vì thế đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia, nhất là những năm gần đây, các phong trào thi đua yêu nước được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, điển hình là những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhiều đêm không ngủ, nhịn khát, nhịn đói, dũng cảm cứu đê bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trong đợt mưa lũ tháng 10-2017 vừa qua, đó là tấm gương sáng, tạo hiệu ứng và sự lan tỏa trong học tập và làm theo Bác. Đó là những người nông dân không cam chịu đói nghèo, tiên phong ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quyết tâm làm giàu cho mình, cho xã hội ngay trên mảnh đất quê hương. Là công nhân đang miệt mài lao động trong các nhà máy làm ra những sản phẩm mang thương hiệu quê hương.

Đó là tấm gương của đồng chí Đặng Sỹ Minh, chi hội trưởng cựu chiến binh thôn Minh Thuận, xã Minh Sơn (Ngọc Lặc), luôn phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực vận động, hỗ trợ hội viên xóa đói, giảm nghèo. Là gương sáng của Trung úy Hơ Văn Trẻ, trinh sát viên phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Pù Nhi, Bộ đội Biên phòng tỉnh, dũng cảm tham gia phá 7 vụ, với 9 đối tượng buôn bán, vận chuyển ma túy, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên tuyến biên giới. Đó là hình ảnh “Lương y như từ mẫu” của bác sĩ Lê Văn Cường, Bí thư Chi bộ - Trưởng Khoa Quốc tế, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, say mê trong nghiên cứu khoa học và đã có nhiều sáng kiến áp dụng, trực tiếp triển khai và thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp tim mạch mang lại hạnh phúc cho nhiều người bệnh. Là tấm gương nỗ lực vươn lên trong học tập của em Dương Quang Dũng, Trường THPT chuyên Lam Sơn, đạt Huy chương Vàng môn Toán tại kỳ thi Olympic quốc tế. Đó là tấm gương của bà Cao Thị Liên, tổ trưởng tổ sản xuất số 4, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Bỉm Sơn, luôn luôn khắc phục mọi khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, không ngại khó ngại khổ, không quản nắng mư­a hằng ngày để làm sạch từng ngõ phố đảm bảo vệ sinh trên địa bàn. Đó là Ni sư Thích Đàm Thành, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, luôn luôn làm tốt công tác đoàn kết hòa hợp nội bộ Tăng ni, tín đồ Phật tử và nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

Để đẩy mạnh việc phát hiện và nhân rộng các điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua ái quốc ở tỉnh trong thời gian tới cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Một là, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng và đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đối với công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến. Chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến trước hết phụ thuộc vào nhận thức, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự hướng dẫn, tổ chức thực hiện của cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp. Cơ quan Thi đua - Khen thưởng phải nêu cao trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện nhân tố mới trong xây dựng và giữ vững điển hình tiên tiến. Chú trọng làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm các phong trào, đợt thi đua và đề xuất nội dung, biện pháp xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến sát với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của địa phương, đơn vị. Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ để các điển hình tiên tiến tiếp tục lập thêm nhiều thành tích mới, xứng đáng là tấm gương để mọi người học tập, làm theo. Kiên quyết khắc phục tình trạng gò ép, “chạy” thành tích, hoặc “chia thành tích” trong xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến.

Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát hiện với bồi dưỡng, rèn luyện điển hình tiên tiến. Đây là biện pháp quan trọng trong xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến ở đơn vị cơ sở. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ khắc phục được tình trạng thụ động, ngồi chờ điển hình xuất hiện để tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm. Do đó, các địa phương, đơn vị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, khảo sát, thẩm định, lựa chọn, bảo đảm sát với tình hình thực tiễn và có tính khả thi cao, thể hiện rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, lộ trình xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến. Thường xuyên bám sát các phong trào thi đua, kịp thời phát hiện những tập thể, cá nhân có cách làm sáng tạo, hiệu quả; quan tâm, tạo điều kiện cho các điển hình được thử thách trong môi trường khó khăn, phức tạp, việc khó, việc mới, để họ khẳng định trong thực tiễn.

Ba là, tích cực đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng điển hình tiên tiến. Tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua thực chất là tổng kết và phổ biến những bài học kinh nghiệm đặc sắc của các mô hình, điển hình đã được khẳng định trong thực tiễn. Qua đó, làm cho “người tốt, việc tốt” được lan tỏa, tạo hiệu ứng sâu rộng, lôi cuốn, cổ vũ để cái tốt ngày càng sinh sôi nảy nở, phát triển và hòa quyện với thực tiễn hoạt động của địa phương, đơn vị và cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Kết hợp chặt chẽ tuyên truyền giữa “trong và ngoài”, chú trọng tuyên truyền ngay tại địa phương, đơn vị. Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Văn hóa và Đời sống cần duy trì tốt chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền về “người tốt, việc tốt”, những mô hình hay, cách làm sáng tạo, nhất là dịp trước, trong và sau các hoạt động tôn vinh, giao lưu; kết hợp với khai thác mặt tích cực của mạng xã hội để lan tỏa trong toàn xã hội. Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức các lớp tập huấn cho “hạt nhân” viết về điển hình tiên tiến và đội ngũ báo cáo viên ở các cấp để tạo sự thống nhất nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng; các hình thức sinh hoạt, hoạt động; các thiết chế văn hóa ở đơn vị để kịp thời phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về điển hình tiên tiến.

Bốn là, giữ vững và phát huy vai trò của các điển hình tiên tiến. Xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến chỉ thực sự có hiệu quả khi họ giữ vững và phát huy được vai trò một cách thực chất, bền vững trong quá trình tổ chức phong trào thi đua. Họ không chỉ là hạt nhân của phong trào mà còn có vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Do vậy, cấp ủy, chính quyền các cấp cần chú trọng lập kế hoạch xây dựng, giữ vững gương điển hình tiên tiến với nội dung cụ thể, phương pháp khoa học. Trong đó, cần tập trung làm tốt công tác giáo dục, xây dựng động cơ, mục đích thi đua đúng đắn cho chủ thể làm công tác thi đua và các lực lượng, đối tượng tham gia thi đua, phấn đấu thành điển hình tiên tiến. Các địa phương, đơn vị cần kết hợp chặt chẽ giữa động viên, khuyến khích với thực hiện hợp lý các chế độ, chính sách đãi ngộ, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, tạo động lực giữ vững và phát huy hơn nữa vai trò của các điển hình và tạo sức hút cho nhân tố mới phấn đấu vươn lên trở thành điển hình tiên tiến. Các tập thể, cá nhân được tôn vinh, khen thưởng không được thỏa mãn, dừng lại, bằng lòng với thành tích đạt được, mà phải xác định rõ trách nhiệm tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để trở thành điển hình toàn diện hơn, xứng đáng với sự tôn vinh của tập thể.

Nguyễn Quốc Uy

Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]