(Baothanhhoa.vn) - Nhiều năm qua, hoạt động khuyến công đã và đang phát huy vai trò “bà đỡ” trong mục tiêu sản xuất công nghiệp và ngành nghề tại nông thôn. Để “tiếp sức” cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, trong năm 2023, Sở Công Thương đã tiếp tục lựa chọn đối tượng thụ hưởng đủ điều kiện hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó ưu tiên các cơ sở chế biến sâu, hoạt động trong lĩnh vực thế mạnh của tỉnh.

Hiệu quả từ các mô hình khuyến công

Nhiều năm qua, hoạt động khuyến công đã và đang phát huy vai trò “bà đỡ” trong mục tiêu sản xuất công nghiệp và ngành nghề tại nông thôn. Để “tiếp sức” cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, trong năm 2023, Sở Công Thương đã tiếp tục lựa chọn đối tượng thụ hưởng đủ điều kiện hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó ưu tiên các cơ sở chế biến sâu, hoạt động trong lĩnh vực thế mạnh của tỉnh.

Hiệu quả từ các mô hình khuyến côngDây chuyền sản xuất ván ép phủ phim của Công ty TNHH Lâm sản Đại Phát (Như Thanh) được hỗ trợ kinh phí đầu tư từ Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2023.

Hoạt động trong ngành may gia công, năm 2023, Công ty TNHH May Bảo Châu, xã Xuân Phúc (Như Thanh) xác định phải đồng bộ hóa các loại máy móc tự động, đầu tư nâng cấp các thiết bị máy móc tiên tiến nhằm nâng cao năng suất. Theo tính toán của doanh nghiệp, bước đầu cần phải đầu tư một số máy móc thiết bị với dự toán kinh phí từ 600 - 700 triệu đồng. Nguồn kinh phí này sẽ đầu tư máy khâu công nghiệp có bảng điều khiển, có thể lập trình cách may, kiểu may, tốc độ may; motor trợ lực truyền động trực tiếp được lắp sẵn; đèn LED đầu máy lắp sẵn để hoạt động chính xác hơn và được lắp cùng với chuyển mạch đảo chiều... Các loại máy móc thiết bị tiên tiến này sẽ tạo ra nhiều ưu thế đối với mặt hàng sản xuất của đơn vị như là bao bì tự hủy chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu; đồng thời nâng cao tay nghề cho người lao động; tiết kiệm năng lượng và giảm lãng phí nguyên liệu đầu vào.

Trong bối cảnh nguồn kinh phí hạn hẹp, được hỗ trợ nguồn kinh phí từ Chương trình Khuyến công quốc gia năm 2023 đã giúp đơn vị hiện thực hóa được mục tiêu đầu tư. Theo đại diện Công ty TNHH May Bảo Châu, dự án được thực hiện đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất.

Theo Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng Thanh Hóa, năm 2023 là năm đầu tiên triển khai thực hiện đề án điểm giai đoạn 2023-2025 trong lĩnh vực chế biến lâm sản phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Với hoạt động tuyên truyền được phổ biến, các cơ sở công nghiệp nông thôn đã đăng ký các nội dung thụ hưởng chương trình này rất nhiều. Một số doanh nghiệp đã ứng dụng hiệu quả nguồn vốn trong việc hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng tại địa phương, điển hình như Công ty TNHH Thương mại sản xuất Đồng Tâm (Thọ Xuân); Công ty TNHH Lâm sản Đại Phát (Như Thanh), hộ kinh doanh Lê Văn Quân (TP Thanh Hóa)...

Tại Công ty TNHH Lâm sản Đại Phát, năm 2023, doanh nghiệp đã đầu tư một nhà máy có vốn gần 16,5 tỷ đồng với đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại để sản xuất gỗ ván ép, trong đó kinh phí đầu tư máy móc lên tới 13,8 tỷ đồng. Với trợ lực từ chương trình khuyến công đã hỗ trợ kinh phí đầu tư máy may ván, hệ thống lò hơi, máy lật ván, máy mài lưỡi cưa tự động... giúp doanh nghiệp hoàn thành đồng bộ quy trình sản xuất. Được biết, đây là hệ thống máy móc lần đầu tiên sản xuất thành công sản phẩm xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu gỗ bạch đàn, keo và gỗ tạp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Mô hình đã tạo được những sản phẩm mang tính ứng dụng thực tế cao thay thế gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm trên thị trường và cần thiết được nhân rộng.

Ông Hoàng Xuân Phong, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa, cho biết: “Chương trình khuyến công trong thời gian qua đã góp phần tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo và giải quyết việc làm ổn định cho một lực lượng lao động ở nông thôn, góp phần tích cực thực hiện chương trình XDNTM. Thông qua hoạt động khuyến công, đã tác động tích cực đến cơ sở công nghiệp nông thôn chủ động ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giảm nhân công lao động, tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đồng thời chú trọng, quan tâm hơn đến các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Trong thời gian tới, đơn vị sẽ chú trọng lựa chọn, hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn. Đặc biệt, trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ sở công nghiệp nông thôn triển khai thành công đề án điểm về lĩnh vực chế biến lâm sản, giai đoạn 2023-2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt với các đề án nhóm, có trọng tâm, trọng điểm nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến các sản phẩm gắn với vùng nguyên liệu có trữ lượng đồi dào, phong phú về chủng loại của từng địa phương; phát huy lợi thế của địa phương, nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ.

Bài và ảnh: Bách Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]