(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền và các hoạt động, quyết tâm xây dựng môi trường học đường không ma túy-HIV/AIDS và tệ nạn xã hội (TNXH). Với hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú... nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về môi trường học đường không ma túy-HIV/AIDS và TNXH ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc nâng cao toàn diện chất lượng giảng dạy.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng môi trường học đường không ma túy-HIV/AIDS và tệ nạn xã hội

Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền và các hoạt động, quyết tâm xây dựng môi trường học đường không ma túy-HIV/AIDS và tệ nạn xã hội (TNXH). Với hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú... nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về môi trường học đường không ma túy-HIV/AIDS và TNXH ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc nâng cao toàn diện chất lượng giảng dạy.

Xây dựng môi trường học đường không ma túy-HIV/AIDS và tệ nạn xã hội

Trường THPT Quảng Xương 1 mít tinh hưởng ứng tháng cao điểm phòng, chống ma túy-HIV/AIDS.

Tại Trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa), để giúp học sinh tránh xa ma túy-HIV/AIDS và các TNXH, hàng năm ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, cho các em ký cam kết nói không với ma túy-HIV/AIDS. Đặc biệt, đoàn thanh niên nhà trường đã triển khai mô hình hòm thư cứu bạn (được mở vào cuối ngày thứ 7 hàng tuần) và điều tra ma túy bằng phiếu kín (mỗi năm 2 đợt). Phiếu kín được phát đến từng học sinh, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và được thu theo sơ đồ bí mật để tiện theo dõi tên học sinh được phản ánh và người phản ánh (thời gian phát và thu cách nhau 1 ngày), từ đó giúp các em có ý thức giữ gìn bản thân, cảnh giác, tránh xa ma túy. Còn tại Trường THPT Dương Đình Nghệ (Thiệu Hóa) để phòng chống ma túy-HIV/AIDS xâm nhập học đường, nhà trường thường xuyên tổ chức phát trên loa trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và giờ ra chơi với các nội dung liên quan đến nguy cơ, tác hại của ma túy-HIV/AISD đối với giới trẻ hiện nay. Đồng thời tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung phòng chống ma túy xâm nhập học đường bằng hình thức sân khấu hóa thu hút đông đảo học sinh tham gia; chỉ đạo bộ môn Sinh học tổ chức ngoại khóa sức khỏe sinh sản vị thành niên; các khả năng, tình huống có thể lây nhiễm HIV/AIDS; tình bạn, tình yêu tuổi học trò; tổ chức cho học sinh ký cam kết thực hiện tốt nội dung vì mái trường không có ma túy, quyết tâm thực hiện tốt “bốn có” và “bốn không” ngay từ đầu năm học dưới sự giám hộ của giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh và đã có 100% học sinh tham gia ký kết và thực hiện tốt các nội dung cam kết... Ngoài ra, nhà trường còn giám sát chặt chẽ học sinh không hút thuốc lá trong trường học, kể cả thuốc lá điện tử, xem đây là một trong những tiêu chí thi đua của các lớp hàng tuần. Bằng những việc làm trên, nền nếp, kỷ cương học đường luôn được thực hiện nghiêm túc, không có hiện tượng cán bộ, giáo viên và học sinh vi phạm pháp luật và các TNXH, nhất là vụ việc liên quan đến ma túy.

Đây chỉ là hai trong số nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp, việc làm hiệu quả nhằm xây dựng môi trường học đường không ma túy-HIV/AIDS và TNXH. Để đạt được kết quả trên, công tác giáo dục phòng, chống ma túy - HIV/AIDS và TNXH luôn được các trường học trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong đó, công tác tuyên truyền được thực hiện đa dạng, phong phú, theo phương châm “Lấy xây để chống”, “Lấy phòng ngừa là cơ bản”; đồng thời tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh ký cam kết không liên quan đến ma túy và TNXH và giao ước thi đua thực hiện tốt chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2016-2020 vào dịp đầu năm học mới. Ngoài ra, các nhà trường còn tổ chức tuyên truyền sâu rộng để các em học sinh nhận biết rõ hiểm họa của tệ nạn ma túy, nhất là tác hại của các loại ma túy tổng hợp, cần sa và các chất hướng thần mới để nâng cao ý thức tự phòng ngừa cho cộng đồng. Bên cạnh đó, các nhà trường còn phối hợp với công an địa phương tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu về ma túy và tác hại của ma túy, đưa nội dung phòng, chống ma túy vào các hoạt động ngoại khóa, các chương trình văn hoá, văn nghệ...; tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin của học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân dân có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy... Đặc biệt, một số nhà trường duy trì các mô hình “Hòm thư tố giác tội phạm”, hoạt động “Tìm địa chỉ đen”... nhằm cung cấp các thông tin có giá trị, giúp lực lượng công an và các cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn các hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma túy... Theo thống kê của ngành GD&ĐT, đến tháng 12-2018 trên địa bàn không có trường hợp cán bộ, giáo viên và học sinh liên quan đến tệ nạn ma túy.

Theo ông Trần Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, thời gian tới ngành GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên tuyền phòng, chống ma túy-HIV/AIDS và TNXH; tích hợp lồng ghép nội dung phòng, chống ma túy với phòng, chống HIV/AIDS vào các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; lồng ghép các hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy-HIV/AIDS vào phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, không có ma túy và TNXH...

Bài và ảnh: Duy Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]