(Baothanhhoa.vn) - Xây dựng huyện, thị xã, thành phố học tập, một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ: Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay luôn luôn quan tâm đến việc học tập. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”. Người căn dặn: “Học hỏi là một công việc phải học tập suốt đời” và “Học không bao giờ cùng. Học mãi, tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy cần phải học thêm”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng huyện, thị xã, thành phố học tập, một xu thế tất yếu trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Xây dựng huyện, thị xã, thành phố học tập, một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ: Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay luôn luôn quan tâm đến việc học tập. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”. Người căn dặn: “Học hỏi là một công việc phải học tập suốt đời” và “Học không bao giờ cùng. Học mãi, tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy cần phải học thêm”.

Quán triệt và thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, trong các văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta rất quan tâm và coi trọng phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng của sự nghiệp CNH, HĐH”. Vì vậy, phải “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng hình thức giáo dục chính quy và không chính quy; thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập”.

Thực tiễn trong phong trào hoạt động khuyến học, khuyến tài cả nước trong những năm qua đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp và có sự chuyển đổi sâu sắc về chất. Từ việc xây dựng các mô hình hiếu học đến việc xây dựng các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị (thuộc xã) và cộng đồng học tập cấp xã là quá trình chuyển đổi sâu sắc về chất. Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, phong trào xây dựng các mô hình học tập nói trên đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp như Thanh Hóa, Thái Bình, Bắc Ninh, Đồng Nai; Quảng Trị...

Cùng với việc xây dựng các mô hình học tập, việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của hoạt động khuyến học nói chung cũng gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Hội khuyến học các cấp đã giữ vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động mọi người tham gia học tập thường xuyên, học tập suốt đời góp phần xây dựng xã hội học tập. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị để vừa thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác khuyến học vừa để tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền những vấn đề liên quan đến khuyến học, như: Xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức hội các cấp ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng; tuyên truyền, vận động xây dựng các mô hình học tập; hỗ trợ giáo dục nhà trường; xây dựng và phát triển quỹ khuyến học...

Hiện nay, phong trào xây dựng các mô hình huyện đạt chuẩn nông thôn mới cả nước đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Đến ngày 16-4-2018 đã có khoảng 50 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và khoảng 3.200 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các phong trào thi đua như xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn đơn vị văn hóa cũng thu được nhiều kết quả tốt đẹp... Đây là cơ sở, là tiền đề và nền tảng để phong trào xây dựng mô hình huyện, thị xã, thành phố học tập trong thời gian tới có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.

So sánh với một số nước xung quanh ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan... một thời, họ cũng có hoàn cảnh giống ta, nghĩa là cũng nghèo đói, có nước cũng bị chiến tranh tàn phá nặng nề và nếu so với ta thì họ khó khăn hơn rất nhiều về tài nguyên, về điều kiện địa lý, về nguồn lực con người... Thế mà chỉ trong vòng 30, 40 năm thôi, họ đã trở thành “con rồng”, “con hổ” của châu Á.

Yếu tố nào đã tạo cho họ có sự phát triển nhanh như vậy?. Không có con đường nào khác đó là việc học tập. Mọi người đều học tập, cả nước của họ là một xã hội học tập.

Lịch sử phát triển xã hội loài người có bước phát triển từ thời kỳ mông muội đến thời kỳ của nền văn minh công nghiệp cũng là nhờ việc học tập mà nên. Và từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, cuối thế kỷ XVIII đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gọi tắt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0) khoảng đầu thế kỷ 21 cũng là nhờ việc học tập.

Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải xây dựng xã hội học tập ở phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn là cấp huyện, thị xã, thành phố, đó là một yêu cầu, một đòi hỏi tất yếu.

Vậy thế nào là một xã hội học tập?. Có nhiều khái niệm, nhưng tựu chung lại là: “Xã hội học tập là một môi trường giáo dục, trong đó mọi người đều được cung cấp cơ hội học tập với những thiết chế giáo dục mở, mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng với điều kiện học tập của từng người, từng cơ quan, đơn vị... một môi trường trong đó mọi lực lượng xã hội, mọi tầng lớp xã hội đều tự giác học hành, tích cực tạo ra các cơ hội và điều kiện học tập cho xã hội sao cho cả xã hội trở thành một trường học lớn, mỗi người dân là một học trò, nhu cầu học luôn được đáp ứng và là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng với nhiều trình độ, nhiều năng lực khác nhau đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế trong một môi trường lao động luôn biến đổi dưới sự tác động tiến bộ của khoa học và công nghệ. Trong xã hội học tập, từ già đến trẻ đều thấy cần phải học và học suốt đời, xem học tập là nhu cầu của cuộc sống, như cơm ăn, áo mặc”. (*)

Thế nào là huyện, thị xã, thành phố học tập?. Trên cơ sở của khái niệm trên, mô hình huyện, thị xã, thành phố học tập cũng có thể hiểu là: Mọi người, mọi lứa tuổi, mọi đối tượng trên cương vị công việc khác nhau ở cấp huyện, thị xã, thành phố đều phải học. Học tập phải trở thành quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người để từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi địa phương, mỗi cơ quan, đơn vị và để hội nhập.

Nội dung chủ yếu của xây dựng mô hình huyện, thị xã, thành phố học tập có nhiều, song tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

Tiếp tục thực hiện thật tốt và có chất lượng mô hình học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị (thuộc xã), cộng đồng học tập cấp xã và mô hình cơ quan, đơn vị và lực lượng vũ trang, doanh nghiệp đạt chuẩn đơn vị học tập theo bộ tiêu chí của Trung ương, của tỉnh đã đề ra.

Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã đáp ứng một phần quan trọng việc học tập của người lớn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa và miền núi.

Mọi người dân phải coi việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời là quyền lợi và nghĩa vụ, như cơm ăn, nước uống không thể thiếu hàng ngày.

Kết quả của việc xây dựng mô hình huyện, thị xã, thành phố học tập phải căn cứ vào hiệu quả, chất lượng công việc của các địa phương, của mỗi cơ quan, đơn vị; phải căn cứ kết quả phát triển kinh tế, xã hội, vào tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội làm thước đo để đánh giá và xếp loại.

Phải có sự gắn kết, lồng ghép với nội dung các phong trào thi đua huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...

Như vậy, xây dựng huyện, thị xã, thành phố học tập trong giai đoạn hiện nay là một xu thế tất yếu. Vừa là để thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vừa để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện và sâu sắc. Trên cơ sở đó, góp phần quan trọng để Thanh Hóa ngày càng phát triển hơn.

Tào Khắc Thắng

Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Thanh Hóa

(*) Theo Dân trí điện tử.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]