(Baothanhhoa.vn) - Trong sứ mệnh phát triển của mình, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trên cả 3 lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, thể thao và du lịch, không chỉ cho Thanh Hóa mà còn cho cả vùng Nam sông Hồng và Bắc Trung bộ. Để thực hiện mục tiêu đó, trong quá trình đào tạo - nhất là với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực du lịch - nhà trường đã và đang từng bước có sự kết nối, để đi gần hơn với nhu cầu xã hội, đặc biệt là với các doanh nghiệp du lịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội

Trong sứ mệnh phát triển của mình, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trên cả 3 lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật, thể thao và du lịch, không chỉ cho Thanh Hóa mà còn cho cả vùng Nam sông Hồng và Bắc Trung bộ. Để thực hiện mục tiêu đó, trong quá trình đào tạo - nhất là với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực du lịch - nhà trường đã và đang từng bước có sự kết nối, để đi gần hơn với nhu cầu xã hội, đặc biệt là với các doanh nghiệp du lịch.

Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội

Sinh viên Khoa Du lịch trong giờ thực hành.

Trong lĩnh vực du lịch, nhà trường hiện có 3 chuyên ngành đào tạo là quản lý khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, du lịch. Bắt đầu tuyển sinh từ năm 2012, song phải tính từ năm 2015 đến nay, các chuyên ngành đào tạo này mới có được bước phát triển nhanh chóng so với các ngành đào tạo truyền thống của nhà trường. Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2018, cả 3 chuyên ngành đã đào tạo được 519 sinh viên. Trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo, chúng tôi được biết: Hiện nay, du lịch là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm, do nhu cầu xã hội là rất lớn. Do đó, các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo không vướng phải vấn đề nan giải ở khâu tuyển sinh. Đồng thời, từ 90-100% sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành đều tìm được việc làm.

Những kết quả đạt được trong quá trình đào tạo các chuyên ngành du lịch của nhà trường trước hết đến từ việc nắm bắt nhu cầu xã hội, đặc biệt là có sự kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh. Từ đó, tạo được môi trường thực hành và trải nghiệm công việc thực tế sớm cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất. Đây cũng là cơ sở để sau khi tốt nghiệp, các sinh viên có thể tiếp cận ngay với cơ hội việc làm và làm việc một cách chủ động, hiệu quả. Bên cạnh đó, chương trình và nội dung đào tạo tương đối phong phú và thường xuyên cập nhật kiến thức mới cũng là một điểm nổi bật trong đào tạo các chuyên ngành du lịch. Xuất phát từ sự phát triển không ngừng của du lịch, đòi hỏi người lao động cũng phải liên tục tiếp cận các kiến thức, kỹ năng mới, nhằm đáp ứng nhu cầu công việc. Chính vì vậy, định kỳ 2 năm/lần, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Quá trình xây dựng và điều chỉnh, Trường Đại học VHTT&DL đã tham khảo nội dung, chương trình đào tạo du lịch của các cơ sở đào tạo lớn, uy tín của cả nước. Đồng thời, có sự tham vấn tích cực và thiết thực của các doanh nghiệp. Qua đó, xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội. Đặc biệt, bên cạnh việc cập nhật, trao đổi và trang bị kiến thức cho người học, thì khâu thực hành được nhà trường hết sức chú trọng. Với phương châm giảm tối đa lý thuyết, tăng tối đa thực hành; hiện tỷ lệ thực hành của cả 3 chuyên ngành quản lý khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, du lịch đã chiếm tới 60-65% thời gian học. Cụ thể, sinh viên sẽ được thực hành cả trong và ngoài nhà trường, thông qua việc cấu trúc các môn học dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp; đồng thời, tổ chức 1 lần đi thực tế/1 kỳ học cho sinh viên tại các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm du lịch.

Ngoài ra, để việc đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực du lịch đạt hiệu quả, Trường Đại học VHTT&DL là một trong số ít những cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, được thụ hưởng Dự án hỗ trợ của EU thông qua đối tác là Trường Đại học Zielona Gora (Ba Lan) và ký kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các đối tác mới của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc... Nhờ đó, mỗi năm có hàng chục lượt cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, học viên được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài, góp phần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và chất lượng sinh viên nhà trường. Đặc biệt, nhà trường cũng tranh thủ được sự quan tâm, đầu tư của tỉnh, để xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đồng bộ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu dạy và học.

Mặc dù vẫn còn gặp một số khó khăn về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất (chưa có khu dành cho thực hành), song chất lượng đào tạo của nhà trường đang nhận được sự phản hồi khá tích cực từ phía doanh nghiệp. Điều này đã bước đầu minh chứng cho hướng tiếp cận đúng đắn của Trường Đại học VHTT&DL, đó là học gắn với hành và đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.

Nhóm tác giả: Đậu Thị Thùy - Nguyễn Thị Phượng

(GV Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa)


Nhóm Tác Giả: Đậu Thị Thùy - Nguyễn Thị Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]