(Baothanhhoa.vn) - Được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống (tháng 8-2017), Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) đã làm tốt chức năng đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp như: May công nghiệp; hàn điện; sửa chữa máy nông nghiệp; điện; vi tính văn phòng; trồng nấm; chăn nuôi; trồng rau an toàn; sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp và nghề đan lát thủ công cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

Được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống (tháng 8-2017), Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) đã làm tốt chức năng đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp như: May công nghiệp; hàn điện; sửa chữa máy nông nghiệp; điện; vi tính văn phòng; trồng nấm; chăn nuôi; trồng rau an toàn; sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp và nghề đan lát thủ công cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm.

Lớp học nghề đan sọt thủ công tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nông Cống.

Trung tâm đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn nghề thông qua các tổ chức đoàn thể và tư vấn trực tiếp... giúp người lao động thấy rõ được lợi ích của việc học nghề để lựa chọn, đăng ký các nghề theo nhu cầu, năng lực của mỗi người, đồng thời chú trọng đổi mới phương pháp đào tạo, giảm thời gian học lý thuyết, tăng thời gian thực hành, trang bị cho người học các kiến thức về kinh doanh, Luật Lao động, an toàn lao động và kỹ năng thực hành nghề, kỹ năng làm việc theo tổ nhóm. Ngoài ra, trung tâm còn mời các giáo viên có kinh nghiệm chuyên sâu trong từng nghề về trực tiếp truyền dạy, giúp học viên vận dụng được ngay các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Kết quả, từ năm 2015 đến nay, trung tâm đã mở được 66 lớp đào tạo nghề, dạy nghề hệ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng cho 2.208 học viên. Kế hoạch năm 2018 mở 15 lớp cho trên 500 học viên; tỷ lệ học viên sau tốt nghiệp có việc làm đạt 100% đối với các lớp dạy nghề phi nông nghiệp theo hình thức liên kết với doanh nghiệp, trên 90% đối với các lớp học nghề nông nghiệp.

Trước đây bà Đặng Thị Dung (sinh năm 1965), ở thị trấn Nông Cống, dù tranh thủ lúc nông nhàn buôn bán kiếm thêm thu nhập, nhưng cuộc sống vẫn khó khăn. Đầu năm 2017, sau khi được cán bộ Trung tâm GDNN-GDTX huyện về địa phương tư vấn, tuyển sinh lớp học nghề đan lát thủ công, bà Dung đã đăng kí tham gia học nghề 3 tháng. Đến nay, tay nghề của bà Dung khá thành thạo, mức thu nhập của bà được đánh giá là cao nhất lớp (4 triệu đồng/tháng). Tương tự như bà Dung, chị Viên Thị Thoa (sinh năm 1987), ở xã Trường Minh và nhiều học viên khác đã tốt nghiệp lớp sơ cấp may công nghiệp 3 tháng và được Công ty May DREAM F VINA tuyển dụng vào làm, với mức lương từ 4 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng, hơn hẳn so với làm ruộng mà lại không phải xa nhà.

Cùng với việc mở các lớp sơ cấp nghề, Trung tâm GDNN-GDTX huyện còn liên kết đào tạo với các công ty, doanh nghiệp, HTX... trong và ngoài tỉnh như: Công ty May Hoàng Sơn; Công ty May xuất khẩu Trường Thắng; Công ty Rau quả Thanh Hóa; Công ty Quốc tế An Việt Hà Nội; HTX Tiêu thụ nông sản Nga Sơn... để bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các học viên. Riêng một số học viên thuộc đối tượng người khuyết tật, bị chất độc da cam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khó tìm kiếm việc tại các công ty, được trung tâm bố trí việc làm tại xưởng của trung tâm với mức thu nhập bình quân từ 1,5 đến 3,5 triệu đồng/tháng/người. Với các nghề đan lát thủ công sản phẩm đạt yêu cầu được Công ty Ngọc Sơn (Hà Nội) bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, Trung tâm GDNN-GDTX đang nhận các hợp đồng đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn từ các cơ quan, đơn vị, các tổ chức như: Hội Giáo dục nghề nghiệp và Xuất khẩu Thanh Hóa, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồi côi tỉnh; liên kết với Trung tâm Dạy nghề của Trại giam Thanh Lâm (Như Xuân), Trại giam Thanh Phong (Nông Cống) tổ chức đào tạo nghề cho phạm nhân... Ngoài ra, trung tâm còn liên kết với một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp vừa học văn hóa, vừa đào tạo nghề cho học sinh phổ thông.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Lợi, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nông Cống khẳng định: Dù còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ giáo viên dạy nghề thiếu, một số nghề thiết bị phục vụ thực hành chưa đáp ứng được yêu cầu song với quyết tâm vượt khó vươn lên, thời gian tới, trung tâm tiếp tục khảo sát nhu cầu học nghề tại các địa phương, lựa chọn nghề phù hợp với từng thôn, làng và năng lực của từng đối tượng tham gia học nghề, tạo việc làm tại chỗ; đẩy mạnh các hình thức liên kết trong đào tạo nghề, tập trung nguồn lực để tăng số lớp, số học viên tham gia học nghề theo hướng chất lượng, hiệu quả, phấn đấu trên 90% học viên sau tốt nghiệp có việc làm ngay.


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]