(Baothanhhoa.vn) - Để tạo ra năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, ngoài các yếu tố đến từ công nghệ, thì kỹ năng lao động đóng vai trò quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đó chính là điều mà phần đa lao động Việt Nam còn thiếu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tôn vinh kỹ năng lao động

Để tạo ra năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, ngoài các yếu tố đến từ công nghệ, thì kỹ năng lao động đóng vai trò quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đó chính là điều mà phần đa lao động Việt Nam còn thiếu.

Tôn vinh kỹ năng lao động

Ảnh minh họa.

Đặc điểm chung của học sinh Việt Nam sau khi tốt nghiệp THPT là muốn đi học đại học. Không nhiều người chọn con đường học nghề ngay từ đầu, dù biết học nghề có thể đem lại thu nhập ổn định và sớm hơn so với việc theo học đại học.

Có những học sinh quan niệm học đại học là thể hiện một đẳng cấp khác hơn so với học nghề, nhưng lại không trả lời được học xong sẽ làm gì. Thực tế đã có nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã phải cất tấm bằng đại học để đi làm công nhân.

Cử nhân trong nhà máy bây giờ khá nhiều nhưng không phải làm quản lý, điều hành, mà là trực tiếp đứng máy, làm những việc tay chân. Họ không thể cạnh tranh được với những công nhân lành nghề được đào tạo từ khi mới rời ghế nhà trường.

Những công nhân được đào tạo bài bản trong trường cao đẳng nghề đương nhiên có kỹ năng lao động tốt hơn, tay nghề cao hơn, thu nhập cũng cao hơn.

Câu chuyện đào tạo nghề và tăng cường kỹ năng lao động càng trở nên đáng nói, được tôn vinh nhiều hơn khi mới đây Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 4 tháng 10 hàng năm làm Ngày kỹ năng lao động Việt Nam.

Đây là quyết định mang ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục nghề nghiệp, nhằm tạo ra nhận thức, hành động của các cấp, ngành, sự hưởng ứng của các cá nhân để nâng tầm kỹ năng lao động trong nước.

Một dấu mốc quan trọng, và thật tình cờ lại diễn ra đúng vào thời điểm các trường đại học trong cả nước công bố điểm trúng tuyển. Trong những ngày qua nhiều học sinh đã đậu nguyện vọng như mong muốn. Học sinh không đậu những trường tốp trên vẫn mong muốn bước vào trường đại học bởi còn những trường tốp dưới săn đón họ.

Tâm lý chung sau khi thi là học sinh đều muốn học đại học, bất kể là trường nào, ngành nào. Khát vọng học đại học đang lấn át lý trí, cản trở con đường vào trường nghề sau mỗi mùa tuyển sinh.

Học gì để đảm bảo tương lai cho bản thân mới là điều cần. Không phải chỉ cánh cửa đại học mới mở ra cho chúng ta một con đường đi. Còn nhiều con đường khác mà cuộc sống đang cần, Nhà nước đang khuyến khích, thực tế đã chứng minh.

Bằng cấp nhận được hôm nay chưa hẳn đã là “giấy thông hành” đảm bảo việc làm suốt đời. Sự cạnh tranh về năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng đòi hỏi khắt khe về kỹ năng lao động. Nhiều nhà tuyển dụng luôn cân nhắc xem bạn có khả năng phát triển dựa trên những kỹ năng bạn đang sở hữu hay không, mà chưa hẳn đã quan tâm đến bằng cấp của bạn thế nào. Thực tế cho thấy có kỹ năng nghề nghiệp sớm sẽ có việc làm sớm, thu nhập ổn định, hơn là có bằng đại học nhưng lại vất vả xin việc mà chưa chắc đã ưng ý về vị trí việc làm cũng như thu nhập.

Lựa chọn con đường vào trường đại học hay đi học nghề sẽ tùy thuộc vào ý chí, điều kiện của mỗi người, nhưng chắc chắn có một điều hiển nhiên rằng có nghề giỏi trong tay thì không lo thất nghiệp.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]