(Baothanhhoa.vn) - Chiều 23-3, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội do đồng chí Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại Thanh Hóa về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, giai đoạn 2010 - 2017.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện tốt các chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Chiều 23-3, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội do đồng chí Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tại Thanh Hóa về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi, giai đoạn 2010 - 2017.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Phạm Bá Oai, Phó Chủ tịch HĐND; Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND tỉnh và một số sở, ban, ngành có liên quan.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017. Theo đó, trong giai đoạn này chất lượng giáo dục của tỉnh đã có bước tiến bộ vững chắc và rõ nét; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý ngành giáo dục có nhiều đổi mới. Quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp được quy hoạch phát triển phù hợp. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì và nâng cao. Cơ sở vật chất trường lớp, cơ sở đào tạo nghề được quan tâm đầu tư, tăng cường theo hướng kiên cố hóa.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT báo cáo tại buổi làm việc.

Đến nay, tổng số trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS trên địa bàn tỉnh là 24 trường, tăng 5 trường so với năm học 2016. Tổng số trường học vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh là 758 trường. Trong năm học 2017-2018, thành lập mới 2 trường có cấp THPT, nâng tổng số trường có cấp THPT vùng dân tộc, thiểu số miền núi lên 30 trường. Toàn tỉnh hiện có 25.704 phòng học, trong đó số phòng học kiên cố, cao tầng chiếm tỉ lệ 86,8% (xếp thứ Nhất so với 6 tỉnh Bắc Trung bộ); có 1.314/2111 trường đạt chuẩn quốc gia (xếp thứ Nhì so với các tỉnh Bắc Trung Bộ), chiếm tỷ lệ 62,2%. Đối với khu vực dân tộc thiểu số, miền núi, tổng số phòng học là 10.862 phòng, tăng 178 phòng so với năm học 2010-2011, trong đó số phòng học kiên cố, cao tầng đạt tỷ lệ 72,3%, tăng 908 phòng; giai đoạn 2011-2015, 12/12 trường DTNT đều được đầu tư với tổng kinh phí là 146.499 triệu đồng…

Ngoài các đề án của Trung ương, năm 2017 Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gồm: Đề án xây dựng cơ sở vật chất các trường THPT trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 với tổng kinh phí là 233.500 triệu đồng; Đề án xây dựng khu nhà ở nội trú cho học sinh trường THCS và THPT các huyện nghèo giai đoạn 2015-2020 với tổng kinh phí là 199.250 triệu đồng; Kế hoạch củng cố và phát triển các trường PTDTNT đến năm 2020; hoàn thành cơ bản Đề án xây dựng trường THPT DTNT Ngọc Lặc…. Toàn tỉnh cũng đã thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, bố trí điều động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính các trường THPT trên địa bàn, nhằm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên. Đến nay, trình độ trên chuẩn của cán bộ, giáo viên trong tỉnh đạt tỷ lệ 52%... Công tác xã hội hóa giáo dục và hội nhập, hợp tác quốc tế cũng được đẩy mạnh đã góp phần quan trọng trong đổi mới giáo dục của tỉnh.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã có nhiều ý kiến xung quanh các vấn đề liên quan đến việc dạy và học cho học sinh vùng dân tộc miền núi; chính sách cử tuyển. Nêu một số khó khăn trong việc tinh giản biên chế trong ngành giáo dục; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến vùng dân tộc, miền núi; số lượng sinh viên Đại học ra trường tại vùng dân tộc thiểu số chưa có việc làm; nhu cầu cơ sở vật chất trong giai đoạn tiếp theo; chính sách đầu tư phát triển giáo dục vùng cao, đặc biệt là hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT và THCS tại các trường DTNT; mạng lưới Giáo dục thường xuyên, Giáo dục nghề nghiệp và các Trung tâm học tập cộng đồng...

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là quan tâm tới giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù để không ngừng nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đồng thời tập trung chỉ đạo nâng cao cơ sở vật chất, thực hiện kiên cố hóa trường lớp vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Việc huy động xã hội hóa chăm lo giáo dục được chú trọng. Chất lượng học sinh ngày một nâng lên, tỷ lệ thi đỗ chuyên nghiệp ngày càng cao. Về vấn đề cử tuyển, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hiện tại Thanh Hóa đang tạm dừng cử tuyển, đồng thời ưu tiên giải quyết số sinh viên ra trường chưa có việc làm.

Đồng chí Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội kết luận buổi làm việc.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo cho giáo dục địa phương, đặc biệt là những vùng tập trung đồng bào các dân tộc thiểu số.Vừa qua, việc ban hành và thực hiện nhiều chương trình, chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả tích cực, kết cấu hạ tầng vùng miền núi được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần, trình độ của đồng bào không ngừng được nâng lên. Qua buổi làm việc này, đoàn công tác sẽ ghi nhận, tiếp thu những kết quả cũng như các ý kiến đề xuất của tỉnh và tổng hợp để báo cáo, trình Quốc hội trong kỳ họp tới.

Trong khuôn khổ chương trình, đoàn công tác đã kiểm tra thực tế việc thực hiện chính sách tại huyện Quan Sơn và Như Thanh. Những những kiến nghị, đề xuất, vướng mắc của các địa phương đã được thành viên đoàn giám sát giải đáp; đồng thời ghi nhận chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét.


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]