(Baothanhhoa.vn) - hực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg, ngày 20-2-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12-12-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, những năm qua, việc tổ chức thực hiện phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và xây dựng các mô hình học tập đã và đang được triển khai thực hiện tại các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng các mô hình học tập

hực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg, ngày 20-2-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12-12-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã, những năm qua, việc tổ chức thực hiện phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và xây dựng các mô hình học tập đã và đang được triển khai thực hiện tại các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng các mô hình học tập

Hội Khuyến học tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thực hiện mô hình huyện học tập tại Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh.

Theo điều tra khảo sát của Hội Khuyến học (HKH) tỉnh (với 1.260 phiếu) tại 60 xã của 12 huyện, thành phố trong tỉnh cho thấy số người trả lời gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đăng ký học tập đạt tỷ lệ rất cao, ở tất cả các mô hình đều trên 85%, trong đó cao nhất là cộng đồng học tập đạt 97,82%.

Để đạt được kết quả trên, thời gian qua HKH tỉnh, ngành giáo dục và đào tạo đã phối hợp thực hiện tốt công tác hướng dẫn, đánh giá và công nhận các mô hình học tập một cách đồng bộ, hiệu quả, nghiêm túc, do vậy, được các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng và đã trở thành phong trào tự giác, tự nguyện thường xuyên. Việc học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị được gắn với việc học và làm theo Bác và các phong trào thi đua tại các địa phương, cơ quan, đơn vị... Do có sự chỉ đạo thường xuyên, đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, nên hàng năm số gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập đạt kết quả cả số lượng và chất lượng năm sau cao hơn năm trước. Chỉ tính riêng năm 2018, việc xây dựng gia đình học tập có 7 đơn vị đạt trên 70%; xây dựng dòng họ học tập có 7 huyện đạt trên 60%; cộng đồng học tập có 8 đơn vị đạt trên 70%; xây dựng đơn vị học tập có 5 đơn vị đạt trên 65%, trong đó có một số địa phương khu vực miền núi như: Quan Sơn, Như Xuân, Bá Thước và Lang Chánh. Đến tháng 12-2019, có 698.769/917.928 gia đình đăng ký đạt gia đình hiếu học; 8.415/9.924 dòng họ đăng ký hiếu học; 4.414 cộng đồng đăng ký đạt hiếu học (đạt 96,71%); 2.389/2.639 đơn vị đăng ký đạt đơn vị học tập... Đặc biệt, đã có 100 xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng cộng đồng học tập.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc như: Nhiều đơn vị, địa phương chưa ban hành được văn bản chỉ đạo; một số cán bộ, đảng viên chưa thực sự gương mẫu, làm nòng cốt, làm gương về việc học tập của bản thân và gia đình cho cán bộ, công chức, dòng họ, khu dân cư noi theo. Sự phối hợp của hệ thống chính trị, nhất là ở cấp huyện, xã, các ngành, các đoàn thể chưa thực sự rõ nét; việc đánh giá, cho điểm và công nhận các mô hình học tập và triển khai ra diện rộng nhiều địa phương làm chậm. Đặc biệt, ở khối nông thôn phong trào mạnh hơn cơ quan, đơn vị...

Trước những khó khăn trên, để tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và xây dựng các mô hình học tập, HKH tỉnh đã xây dựng Đề tài khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình huyện, thị xã, thành phố học tập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026”. Trong đó, HKH tỉnh đã chọn 5 đơn vị thực nghiệm mô hình là các huyện Bá Thước, Yên Định, Nông Cống, TP Sầm Sơn và Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh. Thời gian thực nghiệm từ tháng 1 đến 12-2020 (tháng 12-2020 sẽ tổng kết thực nghiệm tại các đơn vị). Để có cơ sở cho việc đánh giá, công nhận danh hiệu mô hình huyện học tập, ban thực nghiệm đề tài đã triển khai các hội nghị tập huấn về nội dung như: Tiêu chí xây dựng mô hình huyện học tập; các giải pháp xây dựng mô hình huyện học tập; hướng dẫn cách đánh giá, cho điểm và công nhận danh hiệu mô hình huyện học tập. Về tiêu chí đánh giá, công nhận danh hiệu mô hình huyện, thị xã, thành phố học tập, sẽ tập trung đánh giá 4 tiêu chí đó là: Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cấp huyện, thị xã, thành phố; quy hoạch mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo và các thiết chế văn hóa, thông tin, truyền thông trên địa bàn; kết quả học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng các mô hình học tập trên địa bàn; tác dụng và hiệu quả của việc xây dựng và phát triển các mô hình học tập trên địa bàn. Ngoài ra, đề án cũng đề ra các nhóm giải pháp để thực hiện như tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; có các cơ chế, chính sách; tăng cường xã hội hóa giáo dục; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; tiếp tục thực hiện hiệu quả các mô hình khuyến học hiện nay ở cơ sở.

Bài và ảnh: Duy Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]