(Baothanhhoa.vn) - Thầy giáo Hứa Văn Ban hướng dẫn học sinh làm bài tập.  Ảnh: Khắc Công

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thầy giáo gần 20 năm gắn bó với học sinh vùng cao

Thầy giáo gần 20 năm gắn bó với học sinh vùng cao

Thầy giáo Hứa Văn Ban hướng dẫn học sinh làm bài tập. Ảnh: Khắc Công

Bằng lòng yêu nghề, mến trẻ, gần 20 năm nay, thầy giáo Hứa Văn Ban, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Phú Sơn, quê ở xã Quảng Trường (Quảng Xương) đã gắn bó với các em học sinh vùng cao Quan Hóa.

Gặp thầy Hứa Văn Ban tại trường khi thầy vừa hết giờ lên lớp. Qua những ký ức và tâm sự của thầy, chúng tôi như được sống lại thời kỳ đầy gian khó của ngành giáo dục huyện Quan Hóa gần 20 năm trước. Năm 2000 sau khi tốt nghiệp Khoa Tự nhiên, hệ cao đẳng, Trường Đại học Hồng Đức, thầy giáo trẻ Hứa Văn Ban được ngành giáo dục và đào tạo phân công lên công tác tại Trường THCS Nam Xuân (Quan Hóa). Sau hơn 1 năm công tác, thầy Ban được phân công về giảng dạy tại Trường THCS Hồi Xuân. Từ năm 2013 đến nay, thầy Ban là Phó hiệu trưởng Trường THCS Phú Sơn (nay là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Phú Sơn). Phú Sơn là xã vùng cao của huyện Quan Hóa, đa phần dân cư là đồng bào dân tộc Thái, Mường, Mông, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, có những bản cách trường 13 km. Nhớ lại những ngày đầu mới về trường với bao nhiêu khó khăn, vất vả, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn, giao thông cách trở; phần lớn học sinh đều là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh rất khó khăn, vì vậy tình trạng học sinh bỏ học thường xuyên xảy ra. Nhưng, với lòng yêu nghề, mến trẻ, thầy Ban cùng tập thể nhà trường không quản ngày đêm trèo đèo, lội suối đến tận các thôn, bản tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để chia sẻ, động viên, thuyết phục phụ huynh tạo điều kiện cho con em đến trường. Những năm gần đây, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Phú Sơn đã được ngành giáo dục và đào tạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Đặc biệt, năm 2015, nhà trường được đầu tư xây dựng nhà bán trú, tạo điều kiện cho học sinh ở các bản vùng sâu, vùng xa ở lại học tập. Đây vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là khó khăn. Thuận lợi là các em được sống, học tập tại trường, khó khăn cho các thầy cô là phải lo cho các em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Do vậy, thầy Ban cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn xác định mình vừa là thầy, cô giáo dạy văn hóa, đồng thời còn là người cha, người mẹ dạy bảo và uốn nắn để hình thành nhân cách sống cho các em, chăm sóc các em từ bữa ăn, giấc ngủ. Từ đó, giúp các em có năng lực tự quản, chủ động học tập, lao động và tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra, việc truyền thụ văn hóa, tiếp cận nhận thức với các em học sinh cũng rất khó khăn, vì vậy thầy cùng tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường luôn tìm hiểu, lựa chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy phù hợp với năng lực từng học sinh. Bản thân thầy tự tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy sao cho học sinh dễ hiểu nhất. Với sự đóng góp của thầy giáo Hứa Văn Ban, 5 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Phú Sơn luôn ổn định 5 lớp học, với số lượng học sinh đạt chỉ tiêu cấp trên giao. Đặc biệt, nhà trường đã có 15 lượt học sinh đạt giải các môn văn hóa cấp huyện, 35 lượt học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện môn thể dục - thể thao, 1 giải cấp tỉnh thể dục - thể thao; có 20 sản phẩm thi dạy học tích hợp dành cho giáo viên, 1 sản phẩm đạt cấp tỉnh, 6 sản phẩm đạt cấp huyện...

Với những thành tích đã đạt được, nhiều năm liên tục thầy giáo Hứa Văn Ban được các cấp, các ngành tặng nhiều giấy khen. Đặc biệt, năm 2020 thầy Ban vinh dự được bầu là đại biểu chính thức đi dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ X, giai đoạn 2015-2020.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]