(Baothanhhoa.vn) - Tháng 12-2019, dư luận không khỏi bàng hoàng khi nghe tin em T.H.A., học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Trãi, TP Thanh Hóa đã bị bạn dùng dao đâm tử vong. Điều đáng nói là thời điểm xảy ra sự việc khi A. đang cùng các bạn học tham gia buổi luyện tập đồng diễn do trường tổ chức. A. xin phép giáo viên ra ngoài để giải quyết việc riêng, thì bất ngờ bị N.S.H.H., sinh năm 2003, trú tại phường Đông Hương, TP Thanh Hóa dùng dao đâm vào người ngay tại cổng Công viên Hội An, TP Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

Tháng 12-2019, dư luận không khỏi bàng hoàng khi nghe tin em T.H.A., học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Trãi, TP Thanh Hóa đã bị bạn dùng dao đâm tử vong. Điều đáng nói là thời điểm xảy ra sự việc khi A. đang cùng các bạn học tham gia buổi luyện tập đồng diễn do trường tổ chức. A. xin phép giáo viên ra ngoài để giải quyết việc riêng, thì bất ngờ bị N.S.H.H., sinh năm 2003, trú tại phường Đông Hương, TP Thanh Hóa dùng dao đâm vào người ngay tại cổng Công viên Hội An, TP Thanh Hóa.

Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

Trường THPT Lý Thường Kiệt tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy cho học sinh

Còn nhớ cách đây 3 năm, dư luận cũng đã vô cùng sửng sốt trước sự việc em L.T.K., sinh năm 2000, học sinh lớp 11, Trường THPT Lang Chánh bị H.V.Đ., sinh năm 1999, ở xã Tam Văn, huyện Lang Chánh đâm chết tại khu vực sân bóng ở bản Trải, thị trấn Lang Chánh. Nguyên nhân là do trước đó K. và Đ. đã có mâu thuẫn, nên khi gặp nhau đã xảy ra cãi cọ dẫn tới xô xát. Trong lúc xô xát Đ. đã rút dao tự chế thủ sẵn trong người đâm K. khiến K. tử vong ngay sau đó.

Những vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự hung hăng của một bộ phận thanh, thiếu niên, thực trạng vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên nói chung và học sinh nói riêng. Nguyên nhân thường được nhắc đến là do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến đạo đức xã hội của một số người bị xuống cấp nghiêm trọng. Mặt trái của việc internet phổ biến rộng rãi như các trò chơi bạo lực, phim đồi trụy, tình trạng nghiện chat, nghiện game trong thiếu niên ngày một nhiều hơn. Một số gia đình buông lỏng việc quản lý giáo dục con cái. Bản thân trẻ vị thành niên đang ở độ tuổi tâm sinh lý thay đổi, thích thể hiện bản lĩnh, dễ học đòi và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội...

Trước thực trạng đó, trong thời gian qua, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ngành giáo dục đã và đang thực hiện nhiều giải pháp trong việc đấu tranh ngăn chặn tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật. Các nhà trường đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên. Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đào Duy Từ, cho biết: Xác định giáo dục việc chấp hành pháp luật cho học sinh không chỉ tạo nền tảng thực thi pháp luật hiệu quả trong tương lai mà còn góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Vì vậy, những năm qua, ban giám hiệu nhà trường đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, chương trình “tủ sách pháp luật” của nhà trường, tích hợp - lồng ghép giáo dục pháp luật vào các môn học có liên quan ở những bài học phù hợp (như: Môn Giáo dục công dân, Địa lí, Sinh học, Ngữ văn...). Trường tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh thu hút học sinh tham gia như: Tổ chức các hội thi “Rung chuông vàng”, thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật”, “Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông”, “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng chống ma túy, HIV/AIDS”, tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia, thuốc lá, tuyên truyền Luật Phòng chống tham nhũng... để học sinh có thêm kỹ năng sống hoàn thiện bản thân, tự bảo vệ mình trước những tình huống phức tạp của cuộc sống... Nhà trường thành lập tổ tư vấn tâm lý để kịp thời nắm bắt tâm lý và giúp học sinh tháo gỡ trong những tình huống đặc biệt. Đội ngũ thầy, cô giáo chủ nhiệm thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, tuyên truyền để học sinh hiểu rõ tác hại và nguy cơ của hành động mang tính chất bạo lực, nhất là bạo lực học đường. Việc xây dựng, duy trì nền nếp, kỷ cương luôn được nhà trường đề cao. Nhà trường xây dựng hệ thống nội quy, quy định dựa trên các thông tư ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho học sinh học tập - hiểu rõ quy định của học sinh theo điều lệ trường học để học sinh luôn giữ vững nền nếp, kỷ cương. Nhà trường triển khai phong trào thi đua “Thực hiện văn hóa ứng xử học đường” đối với học sinh và coi đó là một trong những tiêu chí thi đua của các lớp. Đến nay, nền nếp của nhà trường luôn được giữ vững. Không có hiện tượng học sinh hút thuốc lá trong nhà trường; học sinh không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện giảm mạnh, không có bạo lực học đường xảy ra...

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, những hoạt động nói trên ở Trường THPT Đào Duy Từ là một phần kết quả của việc triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” của ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa. Thực hiện đề án này, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn các trường học ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm; hướng dẫn các trường học xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; tuyên truyền pháp luật cho giáo viên, học sinh bằng các hình thức phù hợp. Ngành còn thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo viên giảng dạy pháp luật hệ trung cấp, cán bộ pháp chế và báo cáo viên pháp luật của các phòng giáo dục, các trường đại học trong tỉnh. Từ năm 2013 đến nay, ngành đã tổ chức 15 lớp bồi dưỡng cho gần 2.500 lượt cán bộ, giáo viên môn giáo dục công dân những nội dung pháp luật trọng tâm, phù hợp nhằm giúp cán bộ, giáo viên nắm vững nguyên tắc tích hợp, định hướng nội dung cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trung học; chỉ ra địa chỉ tích hợp, phương pháp và kỹ thuật cập nhật thông tin về các quy định của pháp luật. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức và hưởng ứng nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật như: Cuộc thi “Giao thông học đường” cho 57.689 học sinh; “Rung chuông vàng” cho 30.000 học sinh và 1.500 cán bộ, giáo viên; thi tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật cho học sinh của 20 trường THPT...; phối hợp với Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức hội nghị tuyên truyền phòng, chống ma túy; tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS... Qua đó, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của giáo viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh ngày một nâng lên, từ đó giúp các em hình thành hành vi, thói quen tốt và kỹ năng ứng xử văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, không vi phạm pháp luật.

Bài và ảnh: Lê Nhân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]