(Baothanhhoa.vn) - Xác định giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ, nhiều năm qua, ngành giáo dục tỉnh nhà luôn quan tâm và thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan tâm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Xác định giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ, nhiều năm qua, ngành giáo dục tỉnh nhà luôn quan tâm và thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN.

Một giờ học của cô, trò Trường Mầm non Thiệu Tâm (Thiệu Hóa).

Ðể nâng cao chất lượng GDMN, ngành giáo dục đã chủ động sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống trường, lớp phù hợp điều kiện các địa phương, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên... Cùng với đó, đẩy mạnh các phong trào, cuộc vận động, cuộc thi nhằm xây dựng môi trường giáo dục, chăm sóc trẻ an toàn, lành mạnh. Tiêu biểu như “Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”... Đặc biệt, thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), những năm gần đây, ngành giáo dục tỉnh ta đã phát động và tổ chức tốt cuộc thi “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Cuộc thi này không chỉ thu hút sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để xây dựng cảnh quan trường, lớp mà còn là dịp để mỗi giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp, xây dựng môi trường nhóm, lớp thân thiện bảo đảm cho các hoạt động của cô và trẻ trên lớp theo chủ đề.

Với ý nghĩa đó, trong năm học 2017-2018, toàn tỉnh đã có 666/672 trường tham gia cuộc thi cấp huyện, đạt tỷ lệ 99,1%. Kết quả có 71 sản phẩm đạt giải nhất; 135 giải nhì; 190 giải ba và 211 giải khuyến khích. Đối với cấp tỉnh, có 81 sản phẩm dự thi, kết quả có 3 sản phẩm đạt giải đặc biệt, 10 giải nhất, 10 giải nhì và 45 giải ba. Trong đó, 3 đơn vị đạt giải đặc biệt là Trường Mầm non VietKids, Trường Mầm non Hoa Mai (TP Thanh Hóa) và Trường Mầm non Thành Vân (Thạch Thành). Theo đánh giá của Phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT, từ việc tham gia cuộc thi, nhiều trường mầm non trong tỉnh đã có sự thay đổi toàn diện về cảnh quan, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học; đồng thời, làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục đối với cơ quan, ban, ngành, các cá nhân và đặc biệt là sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh trong nhà trường về xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường. Hầu hết các trường đã tạo được không gian thoáng, các phòng học bảo đảm diện tích, đủ ánh sáng, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Số lượng góc chơi phù hợp từ 4 đến 5 góc với cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, góc động bố trí xa góc tĩnh, qua đó phản ánh được kinh nghiệm, văn hóa của địa phương. Giáo viên đã biết thiết kế góc chơi theo hướng mở, linh hoạt, sáng tạo, có nội dung chơi, tên góc rõ ràng, phù hợp, tiêu biểu như các trường mầm non: VietKids, Hoa Mai, Trường Thi B (TP Thanh Hóa), Thành Vân (Thạch Thành), thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân), Đông Minh (Đông Sơn)... Từ việc tham gia cuộc thi, nhiều đơn vị trường đã phát hiện những cá nhân điển hình trong việc làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí nhóm lớp, tạo môi trường thân thiện cho giáo viên và trẻ cùng tham gia các hoạt động giáo dục. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện phong trào “Xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn”.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, bên cạnh kết quả đạt được, một số trường mầm non vẫn chưa xây dựng tốt môi trường giáo dục cho trẻ; cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu và xuống cấp, chưa bảo đảm yêu cầu, nhất là các trường khu vực miền núi. Việc sắp xếp, bố trí các khu vực tổ chức hoạt động cho trẻ chưa phù hợp với khuôn viên của nhà trường và chưa tận dụng tối đa cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với các thiết bị đồ dùng, đồ chơi. Một số đơn vị trường chưa bảo đảm được mục đích của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Môi trường giáo dục chưa hướng vào việc phát triển toàn diện cho trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu cuối độ tuổi nói riêng... Điều này đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của ngành chức năng, chính quyền các cấp, của cộng đồng xã hội, đặc biệt, mỗi đơn vị trường nói chung, cá nhân mỗi giáo viên mầm non nói riêng cần tích cực chủ động hơn nữa, nỗ lực tìm tòi, bằng sự nhiệt tình và tâm huyết với nghề phấn đấu xây dựng môi trường giáo dục đáp ứng nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có thể học bằng chơi, chơi mà học phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của lớp, của địa phương cũng như tạo môi trường giáo dục thân thiện giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ, trên cơ sở đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.


Bài và ảnh: Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]