(Baothanhhoa.vn) - Với sự vào cuộc hiệu quả cùng các giải pháp khả thi, từ năm 2016-2018, toàn tỉnh đã đào tạo được khoảng 237.000 lao động (đạt 60% mục tiêu đến 2020); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64,2%; tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ ước đạt 24,7%; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh, đào tạo được 220.861 người (đạt 62% mục tiêu đến năm 2020). Riêng ở những ngành mũi nhọn của tỉnh, chất lượng nguồn nhân lực đã có những bước tiến quan trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập

Với sự vào cuộc hiệu quả cùng các giải pháp khả thi, từ năm 2016-2018, toàn tỉnh đã đào tạo được khoảng 237.000 lao động (đạt 60% mục tiêu đến 2020); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64,2%; tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ ước đạt 24,7%; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh, đào tạo được 220.861 người (đạt 62% mục tiêu đến năm 2020). Riêng ở những ngành mũi nhọn của tỉnh, chất lượng nguồn nhân lực đã có những bước tiến quan trọng.

Học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề công nghiệp trong giờ thực hành. Ảnh: Trần Hằng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Người nhấn mạnh, thế hệ trẻ mới là người xây dựng thành công xã hội mới ở Việt Nam. Để họ hoàn thành vai trò lịch sử của mình, Người yêu cầu: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên””. Thấm nhuần lời dạy của Bác, nhiều năm qua, tỉnh ta đã có các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sau gần 3 năm tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công tác đào tạo và sử dụng nhân lực đã có chuyển biến rõ nét và đạt được những kết quả tích cực. Chất lượng đào tạo được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; tốc độ tăng năng suất xã hội bình quân hàng năm khá... Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm; từng bước hình thành đội ngũ cán bộ công chức, viên chức chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của địa phương, đơn vị... Với sự vào cuộc hiệu quả cùng các giải pháp khả thi, từ năm 2016-2018, toàn tỉnh đã đào tạo được khoảng 237.000 lao động (đạt 60% mục tiêu đến 2020); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64,2%; tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ ước đạt 24,7%; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh, đào tạo được 220.861 người (đạt 62% mục tiêu đến năm 2020), trong đó trình độ cao đẳng 5.924 người, trung cấp 16.486 người, sơ cấp 76.128 người, đào tạo nghề dưới 3 tháng 122.323 người)... Riêng ở những ngành mũi nhọn của tỉnh, chất lượng nguồn nhân lực đã có những bước tiến quan trọng. Cụ thể như ở ngành du lịch, dịch vụ, so với những năm trước đây, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được chú trọng, nâng lên một bước, không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng đào tạo. Ngành giáo dục đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Với mục tiêu phát triển nhân lực toàn diện, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm, đó là vừa chú trọng phát triển nhân tài và đội ngũ chuyên gia, vừa bảo đảm hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo trình độ đào tạo, ngành, lĩnh vực, vùng miền theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh đã tập trung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực người học, kết hợp với các cơ sở thực hành, thực tập; kết hợp giữa quá trình đào tạo và tự đào tạo; thực hiện rà soát, đánh giá lại năng lực đào tạo của từng chuyên ngành đào tạo; xác định rõ những ngành, nghề có thế mạnh, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để tập trung xây dựng thành các khoa, ngành đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và khu vực; xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra đối với từng ngành, nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội.

Trường Đại học Hồng Đức là trường đại học đầu tiên trong hệ thống giáo dục đại học quốc dân, được thành lập theo mô hình mới: Đại học công lập, đa ngành, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với sứ mệnh “Đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường lao động; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và cả nước”, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cho các khoa; đồng thời thực hiện nghiên cứu hàng ngàn đề tài, dự án khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh. Trong đó, nhiều đề tài, dự án khoa học được ứng dụng thành công, mang lại hiệu quả trong giáo dục đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nếu như năm 1998, nhà trường mới chỉ có 3 ngành đào tạo đại học, 17 ngành đào tạo bậc cao đẳng thì đến năm 2014, Hồng Đức là trường đại học đầu tiên trong hệ thống các trường đại học trực thuộc địa phương trên cả nước được phép đào tạo bậc tiến sĩ và là đơn vị có đầy đủ các bậc đào tạo. Hiện nay, nhà trường đã tự đào tạo 4 chuyên ngành bậc tiến sĩ, 17 chuyên ngành bậc thạc sĩ, 35 chuyên ngành trình độ kỹ sư, cử nhân đại học, 18 chuyên ngành trình độ cử nhân cao đẳng. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Đề án “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài” đã và đang là tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển.

Bên cạnh các trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước được rà soát, sắp xếp và tổ chức lại; đầu tư cơ vật chất, trang thiết bị, cải tạo nâng cấp hệ thống nhà xưởng, thực hành phù hợp thực tế sản xuất của các doanh nghiệp; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng gắn đào tạo với nhu cầu xã hội... Là một trường dẫn đầu trong tốp các trường đào tạo nghề ở tỉnh Thanh Hóa, luôn có lượng lớn học sinh đăng ký học nghề và học sinh ra trường có việc làm ngay đạt tỷ lệ rất cao. Năm 2017, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa đã tuyển sinh được trên 1.750 người. Đây là kết quả tiếp tục khẳng định uy tín và thương hiệu của nhà trường trong lĩnh vực đào tạo nghề của tỉnh. Hiện, nhà trường đang đào tạo 3 hệ là: Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề, với 22 ngành, chuyên ngành đào tạo. Trong đó một số chuyên ngành đã và đang thu hút nhiều học sinh tham gia học tập là kỹ thuật nóng lạnh, điều hòa không khí và công nghệ ô tô. Đặc biệt, trong quá trình đào tạo đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến tìm hiểu ký hợp đồng lao động với sinh viên, học sinh sau khi tốt nghiệp, do vậy có khoảng từ 90 - 95% học sinh tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định.

Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở mọi thời điểm. Đặc biệt, gắn với một trong những nhiệm vụ bức thiết nhất hiện nay là thay đổi cách thức vận hành nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu thì nguồn nhân lực càng được nhấn mạnh là một “khâu đột phá”. Điều đó đòi hỏi Thanh Hóa càng phải nắm vững “chìa khóa” con người để phát triển. Trước các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là khi Thanh Hóa đã và đang hình thành nhiều trọng điểm phát triển kinh tế như Khu Kinh tế Nghi Sơn; các khu công nghiệp; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... với khả năng thu hút một lượng lớn lao động thì giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao càng phải được quan tâm và phát huy hiệu quả.

Để làm được điều này, trước hết cần rà soát, đánh giá, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt, cần chủ động “đi tắt đón đầu” trong việc phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng lao động để tìm hiểu nhu cầu nguồn lao động, nhất là công nhân kỹ thuật có tay nghề, trình độ kỹ thuật cao để đào tạo. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần nghiên cứu tổ chức thực hiện tốt các chương trình đào tạo chất lượng cao ở các trình độ khác nhau; huy động các doanh nghiệp cùng tham gia. Đối với mỗi cơ sở đào tạo cần xác định cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh và mục tiêu quốc gia; xác lập chuẩn đầu ra và chương trình khung đào tạo đại học và trên đại học cho một số ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh để kiểm định chất lượng đào tạo; mở rộng hợp tác, liên kết với các chủ thể đào tạo có uy tín trong và ngoài nước.

Những giải pháp mang tính đột phá để kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững phù hợp xu hướng hội nhập quốc tế là yêu cầu khách quan và cấp thiết, đồng thời cũng là mong ước, kỳ vọng của mọi người dân. Hướng đột phá quan trọng nhất là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách kinh tế và cơ chế quản lý cùng với đó cần chủ động trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi đây là động lực cơ bản và mạnh mẽ nhất thúc đẩy mọi sự tăng trưởng và phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]