(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các địa phương và sự chung tay của toàn xã hội, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các trường học trên địa bàn tỉnh đã từng bước được đầu tư nâng cấp. Trong đó nhiều trường học đã được đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh, hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo, góp phần quan trọng vào công tác y tế học đường, bảo vệ sức khỏe học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường học thiếu nhà vệ sinh (NVS), NVS không đạt chuẩn, hoặc bị hư hỏng, xuống cấp... đã ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập của học sinh và môi trường học đường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khắc phục tình trạng thiếu nhà vệ sinh tại các trường học: Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các địa phương và sự chung tay của toàn xã hội, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các trường học trên địa bàn tỉnh đã từng bước được đầu tư nâng cấp. Trong đó nhiều trường học đã được đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh, hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo, góp phần quan trọng vào công tác y tế học đường, bảo vệ sức khỏe học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường học thiếu nhà vệ sinh (NVS), NVS không đạt chuẩn, hoặc bị hư hỏng, xuống cấp... đã ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập của học sinh và môi trường học đường.

Khắc phục tình trạng thiếu nhà vệ sinh tại các trường học: Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Với gần 240 cháu, nhưng Trường Mầm non Hà Đông (Hà Trung) chỉ có 2 chậu rửa tay.

NVS vừa xuống cấp, vừa thiếu

Tại huyện Mường Lát do các NVS đầu tư xây dựng và sử dụng lâu năm không có nguồn kinh phí đầu tư xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp nên đến nay đã có nhiều NVS xuống cấp. Tại Trường Mầm non Nhi Sơn, điểm trường bản Chim có 8 giáo viên và 123 trẻ. Điểm trường được đầu tư xây dựng với 6 phòng học từ chương trình kiên cố hóa trường, lớp học năm 2008, trong mỗi phòng học có NVS khép kín bên trong, nhưng hiện tại một số hạng mục như: Bể phốt bị đầy và tắc, tường bị ngấm, nứt nhiều nơi, không thể sử dụng được. Do vậy, giáo viên và học sinh phải sử dụng NVS tạm. Còn tại Trường Tiểu học Mường Chanh, điểm trường bản Cang - Na Hin có 51 học sinh thuộc các khối 1, 2, 3 và 3 giáo viên, nhưng chỉ có 1 NVS với 2 phòng được xây dựng năm 2006 từ chương trình dự án trẻ khó khăn. Hiện tại, tường NVS đã nứt và bong tróc, các thiết bị hư hỏng, bể phốt tắc không sử dụng được. Để khắc phục, nhà trường đã làm NVS tạm cho giáo viên và học sinh... Còn tại các điểm trường lẻ (chủ yếu tập trung ở bậc học mầm non và tiểu học), còn thiếu nhiều công trình vệ sinh kiên cố, do vậy các nhà trường đã chủ động làm NVS tạm để tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường.

Tương tự, tại Trường Mầm non Hà Đông (Hà Trung), toàn trường hiện có gần 240 cháu và trên 10 cán bộ, giáo viên, nhưng chỉ có 1 NVS (khoảng 16m2) và 2 chậu rửa tay. Cô giáo Phạm Thị Hà, hiệu trưởng nhà trường cho biết, theo quy định đối với trường mầm non, các NVS phải được thiết kế khép kín trong phòng học, nhưng tại đây NVS được xây dựng bên ngoài phòng học từ năm 2007 nên rất khó khăn trong việc đi vệ sinh của các cháu. NVS luôn trong tình trạng bị quá tải, chen lấn nhau, nhiều khi không đủ chỗ đi vệ sinh thì việc các cháu đi không đúng nơi quy định là khó tránh khỏi. Ngoài ra, NVS cũng thường xuyên ẩm ướt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hiện tại, với số lượng các cháu và cán bộ, giáo viên trên, thì nhà trường vẫn còn thiếu 8 NVS (7 cho học sinh và 1 cho giáo viên). Còn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Triệu Sơn, ông Lê Hữu Hải, giám đốc trung tâm cho biết: Trung tâm có trên 600 học sinh, trong đó có 3 NVS tạm (5-6m2/NVS) dùng cho học sinh được xây dựng từ năm 2000, nay cũng đã xuống cấp, nhất là hố ga bán tự hoại và hệ thống thoát nước thải. Mặc dù hàng ngày trung tâm đã thuê người thường xuyên dọn dẹp nhưng do diện tích NVS hẹp, nhiều học sinh sử dụng, nên không xử lý triệt để được mùi hôi. Đầu năm học 2019-2020, trung tâm sẽ chuyển toàn bộ về Trường THPT Triệu Sơn 6, tuy nhiên tại đây cũng chỉ có 1 NVS, do vậy, Trung tâm đang đề nghị huyện cho xây dựng thêm 1 NVS nữa.

NVS xuống cấp, không đạt chuẩn hoặc thiếu... đang là thực trạng chung của nhiều trường học trên địa bàn tỉnh. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức của ngành chức năng về số lượng NVS thiếu và xuống cấp nghiêm trọng cần phải xây mới, cải tạo, nâng cấp, nhưng qua tìm hiểu của chúng tôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn không ít địa phương thiếu NVS cho học sinh và giáo viên. Chẳng hạn như tại TP Thanh Hóa, qua khảo sát mới đây hiện có 43/130 trường học cần phải được khẩn trương nâng cấp, cải tạo và xây mới NVS. Huyện Hà Trung còn thiếu 37 NVS và 95 NVS cần phải cải tạo, nâng cấp. Huyện Mường Lát còn thiếu 93 NVS cho học sinh và giáo viên... Đây đang là trăn trở của các nhà trường, nỗi khổ của học sinh và thậm chí là cả giáo viên mỗi khi phải sử dụng, nhất là khi thời tiết mưa rét, bão, lũ. Theo thống kê của Sở GD&ĐT, đến tháng 4-2019, toàn tỉnh có 2.085 trường học, với 7.460 NVS (trong đó NVS kiên cố 5.151, NVS bán kiên cố 1.608 và NVS tạm 701); có 3.641 khu vệ sinh dành cho giáo viên (trong đó kiên cố 1.609, bán kiên cố 1.460, tạm 394); 100% các trường học có NVS. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12-5-2016 của liên bộ: Y tế và GD&ĐT thì tỷ lệ NVS đạt chuẩn đối với bậc mầm non đạt 80%, tiểu học đạt 46,3%, THCS đạt 54,8% và THPT đạt 75,1%.

Cần sự quan tâm của chính quyền các cấp

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu NVS, NVS không đạt chuẩn, hoặc bị xuống cấp có nhiều, một trong những nguyên nhân chính đó là do quy mô phát triển trường lớp không ngừng được nâng lên, dẫn đến quá tải; nhiều NVS xây dựng quá lâu, trong khi đó nguồn kinh phí của các địa phương và nhà trường còn hạn hẹp, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn kinh phí của Nhà nước và nguồn xã hội hóa, do đó việc xây dựng mới, cải tạo các NVS rất khó thực hiện được; các trang thiết bị của các NVS lạc hậu, rẻ tiền. Ngoài ra, việc thiết kế xây dựng mới trường học có công trình NVS gắn liền với nhà lớp học chưa được thực hiện nghiêm túc; một số nhà trường chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này; ý thức của một bộ phận học sinh chưa cao trong việc giữ gìn vệ sinh học đường...

Trước thực trạng trên, hàng năm trước khi vào năm học mới, Sở GD&ĐT đều có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị, trường học tập trung rà soát, đánh giá thực trạng công tác vệ sinh, cung cấp nước sạch của trường để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cải tạo, xây dựng mới các công trình vệ sinh... Đặc biệt, ngày 27-8-2018 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tăng cường công tác đầu tư, quản lý và sử dụng các công trình vệ sinh, cấp nước sạch trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Trong đó yêu cầu việc xây dựng và quản lý các công trình vệ sinh, cấp nước sạch trong các trường học đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo đúng quy định. Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng các công trình vệ sinh, cung cấp nước sạch của trường, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư cải tạo, xây dựng các công trình vệ sinh, cung cấp nước sạch và dự kiến kinh phí thực hiện, báo cáo cơ quan quản lý theo thẩm quyền. Đối với các phòng học xây dựng mới phải bố trí các công trình NVS gắn liền với nhà lớp học. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực hợp pháp; đồng thời, tiết kiệm nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị để thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, xây dựng các công trình vệ sinh, cung cấp nước sạch trong nhà trường... đảm bảo trường, lớp học và các công trình vệ sinh, cấp nước sạch luôn sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn theo quy định, góp phần tạo nên môi trường giáo dục văn minh và thân thiện...

Thực hiện Chỉ thị số 15 của UBND tỉnh và sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, năm học 2018-2019 các địa phương trong tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng mới và cải tạo được hàng trăm NVS với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Đơn cử như trong năm 2018 TP Thanh Hóa đã xây dựng mới được 55 NVS, sửa chữa, cải tạo được 109 NVS, với tổng kinh phí trên 5,4 tỷ đồng (trong đó ngân sách thành phố và các xã, phường trên 3,6 tỷ đồng, xã hội hóa trên 1,5 tỷ đồng...). Năm 2019 thành phố tiếp tục dành 10 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu này. Hiện các phòng, ban chức năng của thành phố đang khảo sát tại các trường học để triển khai thực hiện. Còn theo ông Mai Xuân Giang, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mường Lát: Trong những năm qua, tranh thủ các chương trình dự án của Nhà nước và huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhiều trường học đã được đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ như NVS, công trình nước sạch. Giai đoạn 2015 - 2018, toàn huyện có 60 phòng học mầm non được xây dựng mới từ chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, trong đó có các công trình vệ sinh khép kín. Các công trình đưa vào sử dụng tương đối tốt, đảm bảo đạt chuẩn theo quy định. Ngoài ra, hàng năm, huyện sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả được tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên trong việc tu bổ, cải tạo cơ sở vật chất cho các nhà trường, trong đó bao gồm phòng lớp học, nhà hiệu bộ, công trình vệ sinh, nước sạch và phụ trợ khác... với kinh phí đầu tư khoảng 3 tỷ đồng/năm. Năm học 2018-2019, tranh thủ chương trình kiên cố hóa và xã hội hóa, toàn huyện đã được đầu tư xây dựng mới 20 NVS.

Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở và ngành GD&ĐT, tình trạng NVS xuống cấp, NVS không đạt chuẩn, thiếu NVS sẽ sớm khắc phục được. Cùng với đó, để giữ gìn NVS sạch sẽ, không còn là nỗi ám ảnh của học sinh rất cần có sự quản lý, vận hành hiệu quả của các nhà trường và trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và ý thức của học sinh, góp phần nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục.

Bài và ảnh: Duy Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]