(Baothanhhoa.vn) - Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, song những năm qua huyện Như Xuân đã dành nhiều nguồn lực để xây dựng trường chuẩn quốc gia (CQG), từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Xuân đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia

Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, song những năm qua huyện Như Xuân đã dành nhiều nguồn lực để xây dựng trường chuẩn quốc gia (CQG), từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Huyện Như Xuân đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia

Tiết học của cô và trò Trường Mầm non thị trấn Yên Cát.

Những năm qua, công tác xây dựng trường CQG ở Trường Mầm non Yên Lễ (nay là Trường Mầm non thị trấn Yên Cát) luôn được quan tâm. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, năm 2017, nhà trường được công nhận trường CQG mức độ 1 và đạt kiểm định cấp độ 3. Để có được kết quả trên, những năm gần đây thông qua các nguồn vốn, nhà trường đã được đầu tư xây dựng thêm 4 phòng học mới tại điểm chính và điểm lẻ, nâng tổng số phòng học kiên cố lên 16 phòng; xây dựng nhà hiệu bộ, phòng chức năng, khuôn viên nhà trường... với tổng kinh phí đầu tư trên 5 tỷ đồng. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày được nâng lên. Hiện nay, 100% cán bộ, giáo viên của nhà trường đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Hằng năm có nhiều giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao, hằng năm tỷ lệ huy động các cháu trong mầm non ra lớp đạt 100%.

Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Như Xuân, những năm qua phong trào xây dựng trường CQG trên địa bàn huyện luôn được chú trọng. Đến nay, hầu hết các trường học ở các bậc học đã được đầu tư xây dựng khang trang, nhiều trường xây dựng được nhà bán trú cho học sinh. Đặc biệt giai đoạn 2015-2020, bằng các chương trình, dự án, như: Chương trình 30a, 135, xây dựng nông thôn mới, Trái phiếu Chính phủ, Tầm nhìn thế giới và nguồn kinh phí sự nghiệp của địa phương, huyện Như Xuân đã đầu tư xây dựng 15 nhà hiệu bộ, 60 phòng học và phòng chức năng, 12 thư viện chuẩn, với tổng kinh phí trên 75 tỷ đồng. Tính đến tháng 9-2020, số phòng học kiên cố trên địa bàn huyện đạt 84%. Toàn huyện đã có 31/51 trường đạt CQG, đạt 60,7%; 8 trường cận đạt CQG. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Như Xuân vẫn còn 85 phòng học mượn tạm (chủ yếu là các trường mầm non), 120 phòng học xuống cấp hết niên hạn sử dụng cần cải tạo, sửa chữa, 14 phòng công vụ giáo viên cần xây mới. Nhiều trường học ở các xã vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khu lẻ thiếu thốn các trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, trong khi kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất hàng năm rất hạn hẹp; ngoài ra, đội ngũ cán bộ, giáo viên còn thiếu, đặc biệt là bậc tiểu học, THCS, nhân viên phụ trách thiết bị thư viện... nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng trường đạt CQG.

Để công tác xây dựng cơ sở trường, lớp học, trường CQG trên địa bàn huyện Như Xuân hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, thời gian tới, huyện Như Xuân tiếp tục rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp học mang tính ổn định lâu dài, bố trí sắp xếp lại số lớp, số học sinh ở các điểm chính, điểm lẻ theo đúng quy định và theo tiêu chí trường CQG trên cơ sở dự báo xu thế phát triển trường lớp. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; bố trí lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đảm bảo điều kiện tối thiểu theo quy định Thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo...

Bài và ảnh: Thiện Nhân


Bài Và Ảnh: Thiện Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]