(Baothanhhoa.vn) - Đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu, đã được thực hiện và kiểm nghiệm hiệu quả ở các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, điều này không phải được thực hiện một cách suôn sẻ tại các trường đại học ở Việt Nam. Đây là một trong những lý do chính khiến nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp khó đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các ngành kỹ thuật.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả của quá trình đào tạo gắn với doanh nghiệp

Đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu, đã được thực hiện và kiểm nghiệm hiệu quả ở các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, điều này không phải được thực hiện một cách suôn sẻ tại các trường đại học ở Việt Nam. Đây là một trong những lý do chính khiến nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp khó đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các ngành kỹ thuật.

Hiệu quả của quá trình đào tạo gắn với doanh nghiệp

Trưng bày máy in 3D và mô hình nhà thông minh do thầy trò của khoa Kỹ thuật Công nghệ, trường ĐH Hồng Đức nghiên cứu.

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có hơn 190.000 sinh viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm đúng trình độ đào tạo. Nắm bắt được điều này, Khoa Kỹ thuật Công nghệ, Trường Đại học Hồng Đức đã phối hợp với các doanh nghiệp từ khâu khảo sát nhu cầu lao động, yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đối với lao động để xây dựng chuẩn năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Đây là một trong 3 yếu tố quan trọng quyết định đến chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo của mỗi chương trình.

Theo PGS.TS Lê Viết Báu, Trưởng Khoa Kỹ thuật Công nghệ: “3 trụ cột quyết định chương trình đào tạo đó là chuẩn năng lực; nguồn lực của nhà trường và khả năng của người học. Một chương trình tốt là chương trình kết hợp được hài hòa 3 yếu tố này”. “Chương trình đào tạo của chúng tôi vì thế đã tối giản kiến thức hàn lâm và thay vào đó là những kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp được coi trọng. Toàn bộ giảng viên của khoa không ngừng được học tập năng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ không chỉ trình độ học vấn mà còn khả năng thực hành nghề nghiệp với quan điểm phải làm thành thạo trước khi dạy sinh viên” - PGS.TS Lê Viết Báu chia sẻ.

Hiệu quả của quá trình đào tạo gắn với doanh nghiệp

Mô hình nhà máy xử lý nước thải sau Biogas do thầy trò của khoa Kỹ thuật Công nghệ, trường ĐH Hồng Đức nghiên cứu.

Nhiều cán bộ quản lý và giảng viên của khoa được đào tạo bài bản ở nước ngoài nên việc đổi mới toàn diện quá trình đào tạo diễn ra khá suôn sẻ và nhanh chóng theo xu hướng tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhất. Cùng với phát triển đội ngũ, hệ thống trang thiết bị thí nghiệp thực hành của khoa cũng được đầu tư thích đáng. Với nguồn vốn hơn 50 tỉ đồng được đầu tư trong 5 năm qua, hệ thống phòng thí nghiệm, xưởng thực hành của khoa được đánh giá là hiện đại, phong phú trong số rất ít trường được đầu tư cơ sở vật chất phục vụ thực hành, thực tập. Đặc biệt, các thiết bị được đầu tư hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu kiểm định khắt khe của thực tiễn. Trên cơ sở đó, 3 phòng thí nghiệp chuẩn Lab đang chờ được phê duyệt bởi các ngành chức năng. Các phòng chuẩn Lab này sẽ tham gia vào quá trình kiểm định, giám sát các công trình xây dựng, môi trường theo yêu cầu thực tiễn.

Trên quan điểm yêu cầu quan trọng nhất đối với sinh viên là lòng yêu nghề, đam mê nghề đã chọn ắt sẽ có thành công, chương trình đào tạo cũng đã được điều chỉnh sao cho đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nhưng cũng vừa sức đối với sinh viên có năng lực trung bình nên các sinh viên cảm thấy không bị áp lực lớn. Họ không chỉ được học trên giảng đường mà 1/3 thời gian được học tại các công trình hoặc doanh nghiệp. Do đó, sinh viên luôn cảm thấy tự tin và có rất nhiều cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Hiệu quả của quá trình đào tạo gắn với doanh nghiệp

Các bác sĩ trao đổi về mô hình giường bệnh thông minh của PGS.TS Lê Viết Báu.

Không chỉ kiến thức hay kỹ năng nghề nghiệp, các kỹ năng mềm cũng như thái độ của sinh viên cũng được khoa hết sức quan tâm. Ngoài các hoạt động trên lớp, sinh viên còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm cuộc sống như hoạt động tình nguyện. Hằng năm, sinh viên được tham gia các đoàn tình nguyện trong phong trào “mùa hè xanh” với các hoạt động hỗ trợ các vùng khó khăn như xây dựng đường giao thông nông thôn, sửa chữa, cải tạo, thay thế các hệ thống điện; sửa chữa, xây mới các công trình xây dựng nhỏ. Sinh viên cũng được tham gia trải nghiệp thực tế tại các doanh nghiệp nước ngoài với môi trường công nghiệp như các nhà máy Canon, Samsung (Bắc Ninh).

Khoa cũng đã xây dựng được một tập thể thầy cô tâm huyết với nghề, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và đặc biệt là nhiệt tình hỗ trợ sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. Không chỉ tận tình chỉ bảo, các thầy cô còn hỗ trợ sinh viên có nỗ lực phấn đấu. Chẳng hạn, trong năm học vừa qua, TS. Ngô Sĩ Huy đã trao học bổng cho 2 sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng trích từ đề tài nghiên cứu khoa học của thầy. Ngoài việc học tập, mọi sinh viên của Khoa cũng luôn được tạo điều kiện để tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học của các giảng viên. Điều này giúp các em phát triển tối đa khả năng của mình và tích lũy những kiến thức chuyên môn cần thiết.

Với những đổi mới, sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, hoạt động đào tạo của khoa đã cho nhiều kết quả rất đáng khích lệ: Trong 3 năm liên tiếp, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành sau 6 tháng tốt nghiệp đạt từ 81,2-90%. Số còn lại các em lựa chọn hướng đi riêng theo các ngành nghề khác như lập công ty mới, kinh doanh,… ThS Nguyễn Văn Bình, Giám đốc công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Bình Phát, Thanh Hóa cho biết: “Chúng tôi luôn đồng hành với khoa trong quá trình đào tạo, đã đặt hàng đào tạo nhưng hiện tại số lượng sinh viên tốt nghiệp không đủ cung cấp cho các công ty xây dựng như chúng tôi. Sinh viên của khoa đào tạo luôn đáp ứng được yêu cầu của chúng tôi không chỉ chuyên môn nghiệp vụ mà còn thái độ làm việc”.

PGS.TS Nguyễn Mạnh An, nguyên Hiệu trưởng nhà trườngcho biết: “Khoa Kỹ thuật Công nghệ là một trong những khoa đã mạnh dạn phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thi, đánh giá sát với thực tiễn cũng như tạo điều kiện cho sinh viên được trải nghiệm, thực tập tại các doanh nghiệp lớn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất giúp cho sinh viên sau tốt nghiệp có thể đáp ứng ngay được yêu cầu của người sử dụng lao động”.

PV


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]