(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc chú trọng phát triển cơ sở giáo dục công lập, những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm, tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập ở các cấp học. Hệ thống giáo dục này đang từng bước phát triển cả về số lượng, chất lượng, góp phần đa dạng hóa loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Góp phần phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Cùng với việc chú trọng phát triển cơ sở giáo dục công lập, những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm, tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập ở các cấp học. Hệ thống giáo dục này đang từng bước phát triển cả về số lượng, chất lượng, góp phần đa dạng hóa loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) của tỉnh.

Góp phần phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Một giờ học của cô trò Trường Mầm non Búp Sen Xanh (TP Thanh Hóa).

Đến nay sau gần 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, Trường Tiểu học, THCS và THPT Đông Bắc Ga (TP Thanh Hóa) đã mở rộng quy mô đào tạo ở cả 3 cấp học tiểu học, THCS và THPT. Thầy giáo Hoàng Văn Minh, phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Với mục tiêu trở thành trường chất lượng cao, ngay từ khi thành lập, nhà trường đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, thiết bị dạy học hiện đại; 100% phòng học được lắp màn hình, máy chiếu, điều hòa nhiệt độ đáp ứng tối ưu nhu cầu giảng dạy, học tập. Hiện, nhà trường có trên 1.000 học sinh (HS) theo học. Trong quá trình giảng dạy, ngoài siết chặt kỷ cương nền nếp, nhà trường luôn đặt yêu cầu dạy thực chất, học thực chất lên hàng đầu, cùng với đó tăng cường dạy học song ngữ, sử dụng giáo viên người bản ngữ để giảng dạy tiếng Anh cho HS ở tất cả các khối lớp nhằm năng cao chất lượng, uy tín với phụ huynh HS. Trong những năm học gần đây, nhà trường có nhiều HS đạt giải cao trong các kỳ thi HS giỏi cấp thành phố; đạt huy chương trong kỳ thi tìm kiếm tài năng toán học trẻ...

Đối với Trường Mầm non Búp Sen Xanh (TP Thanh Hóa) cũng vậy, mục tiêu của nhà trường là hướng tới mô hình đào tạo phát triển kỹ năng toàn diện cho HS. Các em không chỉ được tiếp thu tốt nhất những kiến thức theo chuẩn của Bộ GD&ĐT mà còn được giáo dục về kỹ năng sống, phát triển năng khiếu, tư duy, sức khỏe... Song song với đó, trường thực hiện liên kết với giáo viên người nước ngoài để tăng cường khả năng ngoại ngữ là tiếng Anh cho các em. Đây là nền tảng quan trọng để các em phát triển sau này. Hiện, nhà trường có 19 phòng học được thiết kế hiện đại với đầy đủ trang thiết bị, ngoài ra còn có hệ thống sân chơi nước, bể bơi trong nhà... Giáo viên thường xuyên được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Nhờ đó, chất lượng giáo dục từng bước được khẳng định, số HS đăng ký theo học tại trường ngày càng tăng. Năm học 2014-2015 toàn trường có 300 HS, đến năm học 2018 – 2019 con số này tăng lên gần 500 em.

Thực tế, các trường ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đang ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục của mình, tạo niềm tin trong nhân dân và góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Theo thống kê của Sở GD&ĐT, hiện toàn tỉnh có 39 trường ngoài công lập, thu hút khoảng 20.000 HS theo học, trong đó có 29 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường tiểu học và THCS, 1 trường THCS và THPT, 2 trường tiểu học, THCS và THPT và 6 trường THPT. Tuy nhiên, đa phần các cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ yếu vẫn ở các địa bàn thuận lợi, ở trung tâm các huyện, thành phố, chưa có cơ sở nào ở các vùng đặc biệt khó khăn. Tính riêng TP Thanh Hóa đã có 15 trường mầm non, 8 trường phổ thông. Ông Lê Văn Cương, Trưởng Phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở GD&ĐT cho hay: Để đáp ứng yêu cầu học tập của HS cũng như giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước sự ra đời của các cơ sở giáo dục ngoài công lập là một tất yếu. Tuy nhiên, số lượng cơ sở giáo dục ngoài công lập hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn đang là con số khiêm tốn, nhất là trong giai đoạn tới khi số HS mầm non, tiểu học trong tỉnh có chiều hướng gia tăng... Hiện, toàn tỉnh đã có thêm 19 dự án xây dựng trường mầm non và trường phổ thông nhiều cấp học được UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt đầu tư và đang trong quá trình triển khai thực hiện. Các dự án này phân bổ ở nhiều địa phương như: TP Thanh Hóa, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Đông Sơn, Ngọc Lặc...

Được biết, để khuyến khích sự phát triển của hệ thống giáo dục ngoài công lập, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách, đơn cử như năm 2011, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND, quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, đầu tư xây dựng các trường ngoài công lập sẽ được giảm 60% tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư trên địa bàn các phường của TP Thanh Hóa; giảm 80% nếu đầu tư trên địa bàn các xã của TP Thanh Hóa và các phường của thị xã Bỉm Sơn, thị xã (nay là thành phố) Sầm Sơn; miễn 100% nếu đầu tư trên địa bàn Khu Kinh tế Nghi Sơn, các xã, thị trấn còn lại thuộc địa bàn các huyện. Năm 2017, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND về việc ban hành “Chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” nhằm thu hút khuyến khích nhà đầu tư xây dựng trường mầm non ngoài công lập có chất lượng. Trong đó, bên cạnh việc miễn, giảm tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng còn có chính sách hỗ trợ kinh phí trả lương, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... cho cán bộ quản lý và giáo viên của các trường mầm non ngoài công lập được thành lập và đi vào hoạt động từ 1-1-2018 đến 30-12-2020. Với nghị quyết này, mới đây, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt cho 2 trường, gồm: Trường Mầm non Họa Mi Delta (Hoằng Hóa) và Trường Mầm non tư thục Nobel (Yên Định) được hưởng cơ chế, chính sách.

Có thể thấy, chính sách khuyến khích đã thu hút được các nhà đầu tư xây dựng trường ngoài công lập. Tuy nhiên, theo đại diện lãnh đạo một số đơn vị đầu tư, chính sách tập trung nhiều ở bậc mầm non, trong khi các bậc học khác nhà đầu tư vẫn phải “tự bơi”, đặc biệt, chưa có nhiều ưu đãi về vốn vay, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất. Mặc dù các trường ngoài công lập đã có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh, thế nhưng, các đơn vị trường này vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, ngành. Vì lẽ đó, để hệ thống giáo dục ngoài công lập phát triển vững chắc và lâu dài, các đơn vị cho rằng, cần thêm sự quan tâm từ phía cơ quan quản lý, chính quyền địa phương với các cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả; đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục cho nhà đầu tư. Mỗi đơn vị đầu tư cũng cần chủ động “chuyển mình” nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của nền giáo dục theo cơ chế thị trường.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]