(Baothanhhoa.vn) - Công văn của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước đã tạo cơ hội cho hàng nghìn giáo viên hợp đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thế nhưng cùng với đó, những giáo viên này lại đang thấp thỏm, lo lắng bị “trượt” khi nhiều huyện chỉ tiêu được giao ít hơn số giáo viên hợp đồng hiện có.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo viên hợp đồng thấp thỏm chờ đặc cách

Giáo viên hợp đồng thấp thỏm chờ đặc cách

Mong muốn của nhiều giáo viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là được tuyển dụng vào viên chức để công việc ổn định và yên tâm công tác.

Công văn của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách giáo viên có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước đã tạo cơ hội cho hàng nghìn giáo viên hợp đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thế nhưng cùng với đó, những giáo viên này lại đang thấp thỏm, lo lắng bị “trượt” khi nhiều huyện chỉ tiêu được giao ít hơn số giáo viên hợp đồng hiện có.

Được ưu tiên đặc cách vẫn lo “trượt”

Theo thống kê của Sở Nội vụ Thanh Hóa, hiện có hàng nghìn giáo viên hợp đồng của tỉnh, trong đó chủ yếu là giáo viên bậc mầm non thuộc diện hợp đồng theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 60) và Nghị định 06/2018/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 06). Thực hiện công văn của Bộ Nội vụ, số giáo viên này sẽ được ưu tiên tuyển dụng đặc cách. Tuy nhiên, dù được ưu tiên vẫn phải tham gia thi xét tuyển để lấy theo chỉ tiêu, khiến nhiều giáo viên hoang mang, lo lắng.

Huyện Yên Định có 138 giáo viên mầm non hợp đồng của UBND tỉnh theo Quyết định 60 và Nghị định 06 đang giảng dạy tại các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển dụng viên chức của toàn huyện chỉ 124 giáo viên.

Là một trong số giáo viên hợp đồng theo Nghị định 06, cô P.T.L, giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Yên Định, cho biết: Trường tôi có 10 giáo viên hợp đồng thuộc diện tuyển dụng đặc cách đợt này. Chúng tôi rất vui mừng khi có cơ hội được xét vào biên chế ngành giáo dục. Tuy nhiên, hiện nay tại huyện Yên Định, số giáo viên hợp đồng nhiều hơn chỉ tiêu tuyển dụng nên chúng tôi vô cùng lo lắng. Nếu không trúng tuyển, liệu chúng tôi có bị cắt hợp đồng không?

Tương tự, huyện Hoằng Hóa được giao chỉ tiêu tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2019 là 208 chỉ tiêu, trong đó, mầm non 166 chỉ tiêu, tiểu học 42 chỉ tiêu. Thông báo tuyển dụng đã nêu rõ, ưu tiên xét tuyển trước đối với người đang hợp đồng lao động theo vị trí việc làm giảng dạy trên địa bàn huyện đã có thời gian ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội trước ngày 31-12-2015 và người đang hợp đồng lao động theo Nghị định 06-2018/NĐ-CP ngày 5-1-2018 của Chính phủ.

Thế nhưng, dù được ưu tiên xét tuyển, giáo viên vẫn “đứng ngồi không yên”, bởi số giáo viên hợp đồng trên địa bàn huyện còn dư so với chỉ tiêu tuyển dụng. Cô L.T.Th., giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, chia sẻ: Tôi được UBND tỉnh ký hợp đồng lao động từ năm 2014. So với giáo viên đã vào biên chế, tôi cũng được hưởng tất cả các chế độ, chính sách đãi ngộ, tuy nhiên, nếu được vào biên chế, tôi sẽ yên tâm công tác hơn. Khi có thông báo ưu tiên tuyển dụng đặc cách, tôi vừa mừng vừa lo. Theo thông báo tôi được biết, toàn huyện Hoằng Hóa có 205 giáo viên trong diện hợp đồng của tỉnh, trong khi đó chỉ tiêu tuyển dụng là 166 người. Như vậy, sẽ có 39 người không trúng tuyển đợt này. Đặc thù công việc của giáo viên mầm non là rất bận rộn nên đến giờ tôi cũng chưa ôn luyện được gì. Hơn nữa, tôi cũng chưa nhận được thông báo lịch thi cụ thể. Trong khi đó, cũng có nhiều luồng thông tin về việc không trúng tuyển sẽ bị cắt hợp đồng hoặc sẽ chuyển thành hợp đồng ngắn hạn... Vì vậy, tôi cũng như nhiều giáo viên hợp đồng trong huyện rất lo lắng.

Không trúng tuyển có bị cắt hợp đồng?

Ngày 5-11-2019, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 5378/BNV-CCVC gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước. Theo công văn của Bộ Nội vụ, nhiều địa phương trong cả nước đã tiến hành tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng. Tuy nhiên, cùng với đó, tại một số địa phương cũng có thông báo cắt hợp đồng đối với những giáo viên này, như: Sóc Sơn (Hà Nội), Quảng Bình... Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều giáo viên hợp đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Vậy có hay không việc những giáo viên hợp đồng không trúng tuyển vào viên chức đợt này sẽ bị cắt hợp đồng?

Theo thông báo và phương án tuyển dụng viên chức ngành giáo dục của nhiều huyện (Yên Định, Hoằng Hóa, Quan Hóa, Lang Chánh...) đều nêu rõ ưu tiên tuyển dụng giáo viên hợp đồng trước năm 2015. Thế nhưng, không có thông báo cụ thể về hướng giải quyết đối với những giáo viên không trúng tuyển.

Ông Nguyễn Thiện Chinh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định cho biết: Giáo viên hợp đồng trên địa bàn huyện Yên Định chủ yếu là giáo viên bậc mầm non hợp đồng theo Quyết định 60 và Nghị định 06. Để đảm bảo quyền lợi cho số giáo viên này, huyện Yên Định đã thông báo cho tất cả các giáo viên hợp đồng trên chuẩn bị tinh thần tham gia xét tuyển. Đối với những giáo viên không trúng tuyển đợt này, huyện cũng chưa nhận được công văn chỉ đạo của tỉnh về việc cắt hợp đồng lao động.

Trao đổi về vấn đề trên, ông Bùi Quốc Toàn, Trưởng Phòng Công chức - Viên chức, Sở Nội vụ Thanh Hóa, khẳng định: Do ở nhiều huyện số chỉ tiêu được giao ít hơn số giáo viên hợp đồng hiện có nên sẽ có những giáo viên không trúng tuyển. Tuy nhiên, số giáo viên không trúng tuyển sẽ không bị cắt hợp đồng mà vẫn giữ nguyên hợp đồng ban đầu.

Cũng theo ông Bùi Quốc Toàn, tất cả các giáo viên từ mầm non đến THPT hợp đồng trước 27-7-2015 và trước 31-12-2015 đều được xét tuyển trừ trường hợp không có nguyện vọng. Thực tế, trước khi có công văn của Bộ Nội vụ, Thanh Hóa đã thực hiện xét tuyển đặc cách cho các cấp học. Nhiều giáo viên hợp đồng trước 27-7-2015 đã được ưu tiên xét tuyển. Theo thống kê, trong các năm 2018-2019, toàn tỉnh đã ưu tiên tuyển dụng cho 2 đối tượng hợp đồng trên gần 5.000 giáo viên. Dự kiến năm 2020, toàn tỉnh còn khoảng 1.500 giáo viên hợp đồng sẽ được tuyển dụng vào biên chế. Với tinh thần có học sinh phải có giáo viên đứng lớp nên thiếu đến đâu sẽ tuyển đến đó. Giáo viên cũng có nhiều cơ hội trúng tuyển vào viên chức vì ở huyện ít chỉ tiêu có thể đăng ký sang huyện khác dự tuyển.

Hoàng Giang


Hoàng Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]