(Baothanhhoa.vn) - Nhận thức việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp (DN) là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội việc làm bền vững cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh đã phối hợp với DN trong quá trình đào tạo, tạo sự đột phá trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp

Nhận thức việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp (DN) là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội việc làm bền vững cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh đã phối hợp với DN trong quá trình đào tạo, tạo sự đột phá trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh.

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp

Học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn đi thực tế tại Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa - Chi nhánh cấp nước Tĩnh Gia.

Để tạo sự hợp tác chặt chẽ với DN, Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị mời các DN đánh giá chất lượng lao động do nhà trường đào tạo đang làm việc tại DN; đồng thời tìm hiểu nhu cầu của DN đối với người lao động về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề để có những điều chỉnh trong nội dung, chương trình đào tạo cho phù hợp, sát với thực tiễn; mời chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của DN tham gia xây dựng chương trình đào tạo. Mặt khác, nhà trường phối hợp, liên kết với DN trong việc sử dụng thiết bị đào tạo, hỗ trợ giáo viên là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, thợ lành nghề tham gia giảng dạy tại trường hoặc hướng dẫn học sinh, sinh viên thực tập tại DN; tạo cơ hội để học sinh, sinh viên tiếp cận trực tiếp với các DN.

Chia sẻ về lợi ích và phương thức hợp tác giữa nhà trường với DN, ông Ngô Quang Thuật, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh việc làm Trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn (Tĩnh Gia) cho biết: Trong quá trình đào tạo tại nhà trường và ngay tại DN, học sinh, sinh viên được DN hỗ trợ ăn ở, đi lại và tiền công; được thực hành trên dây chuyền sản xuất hiện đại của nhà máy; tiếp nhận học sinh, sinh viên của trường đi thực tập sản xuất và tuyển dụng các em vào làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp. Từ năm 2017 đến nay, nhà trường đã hợp tác cùng 40 DN và tập đoàn trong công tác đào tạo. Về công tác tuyển sinh nhà trường cũng luôn đạt chỉ tiêu giao, số lượng tuyển sinh qua các năm luôn tăng hơn năm trước. Một số ngành nghề đào tạo có những lúc không đủ số lượng để cung cấp cho DN. Do là địa chỉ đào tạo tin cậy nên Trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn cũng đã thu hút được nhiều DN chủ động về trường phối hợp để đào tạo, thực tập và tuyển dụng ngay sau khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp.

Để nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hậu Lộc đã gắn kết với Công ty TNHH Ny Hoa Việt đóng trên địa bàn xã Châu Lộc và Nhà may đồng phục học sinh Hoàng Nghĩa đào tạo nghề may cho lao động nông thôn và học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 12. Ông Hoàng Nghĩa, chủ Nhà may đồng phục học sinh Hoàng Nghĩa cho biết: 3 năm qua nhà may đã tiếp nhận hàng chục học sinh của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hậu Lộc để dạy nghề may công nghiệp. Sau đào tạo 100% người học có tay nghề, cơ bản đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các DN, nhà máy may. Qua mỗi khóa học, nhà may cũng tiếp nhận một phần các em vào làm, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm tại địa phương.

Hiện hầu hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã liên kết với DN trong đào tạo, giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Điển hình là Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa đã đào tạo và cung ứng lao động theo đơn đặt hàng của Công ty CP Lilama 18 với 228 học viên; Công ty CP Lilama 69-1 với 200 học viên; Công ty CP Lilama 5 với 150 học viên; Công ty CP COMA 17 với 95 học viên làm các nghề điện công nghiệp, điện lạnh, công nghệ ô tô, hàn, tiện, cắt gọt kim loại với thu nhập bình quân từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng. Trường Cao đẳng Nghề Nghi Sơn đã ký kết đào tạo 184 học viên nghề may thời trang, 32 học viên nghề sửa chữa thiết bị may cho Nhà máy May xuất khẩu Như Thanh; Công ty CP Thép Hòa phát Dung Quất 80 học viên các nghề điện công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, hàn, với thu nhập từ 6,5 - 10 triệu đồng/người/tháng. Trường Trung cấp Nghề Nga Sơn ký kết các hợp đồng thực hành, thực tập và bố trí việc làm cho 182 học viên nghề may thời trang với Công ty CP May Winner Vina Nga Sơn, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng; Công ty CP Lilama 5 thị xã Bỉm Sơn 415 học viên với thu nhập bình quân từ 6,5 - 8 triệu đồng/người/tháng; Công ty CP Lilama 18, Quảng Ninh 100 học viên với thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng; Công ty CP Tư vấn Việt Hưng, Nga Sơn 55 học viên học và làm các nghề hàn, điện công nghiệp, điện dân dụng, điện lạnh, với thu nhập bình quân 8,5 triệu đồng/người/tháng...

Việc liên kết, phối hợp với DN trong quá trình đào tạo được các cơ sở đào tạo quan tâm. Bên cạnh đó, một số DN đã hỗ trợ cơ sở đào tạo về trang thiết bị đào tạo; cử cán bộ kỹ thuật, thợ lành nghề tham gia giảng dạy thực hành tại trường hoặc hợp đồng với trường đặt địa điểm đào tạo tại DN, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của DN để đào tạo và cung ứng lao động sau đào tạo cho DN. Việc làm này đã giải quyết được vấn đề thiếu hụt trang thiết bị hiện đại của nhà trường, giúp người học tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến của DN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp cho người lao động.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài Và Ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]