(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 103 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (56 công lập, 47 tư thục), trong đó: Có 10 trường cao đẳng, 22 trường trung cấp và 29 trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp cấp huyện, 3 trường đại học, 30 doanh nghiệp và 37 cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Do nhận thức đúng về chủ trương xã hội hóa (XHH) công tác đào tạo nghề (ĐTN) của Nhà nước nên các tổ chức, đơn vị, doanh ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 103 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (56 công lập, 47 tư thục), trong đó: Có 10 trường cao đẳng, 22 trường trung cấp và 29 trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp cấp huyện, 3 trường đại học, 30 doanh nghiệp và 37 cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Do nhận thức đúng về chủ trương xã hội hóa (XHH) công tác đào tạo nghề (ĐTN) của Nhà nước nên các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân tham gia dạy nghề đã không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình đào tạo.

Lao động học nghề cơ khí tại Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa.

Cùng với sự đa dạng hóa các loại hình ĐTN, quy mô tuyển sinh ĐTN cũng ngày càng tăng nhanh: Từ năm 2015 đến nay toàn tỉnh tuyển mới và ĐTN cho khoảng 250.000 lao động, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 61,7%. Bên cạnh đó, chất lượng ĐTN không ngừng được nâng lên, số người được ĐTN có việc làm tăng nhanh (từ 50,5% năm 2006, lên 85% năm 2017). Ngoài ra, việc phát triển các ngành nghề cũng được đẩy mạnh, nhất là các ngành nghề thủ công truyền thống như mây tre đan, thêu, mộc, mỹ nghệ...; các ngành nghề khác như kỹ thuật trồng rau, hoa, nuôi trồng thủy sản cũng phát triển mạnh. Nhờ đó, đã từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông – lâm - nghiệp. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới dạy nghề, nguồn lực đầu tư cho công tác ĐTN được tăng cường. Các cơ sở ĐTN ngoài công lập đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy nghề và tham gia ĐTN với nhiều hình thức phù hợp với nhu cầu của người lao động. Điển hình như Trung tâm Dạy nghề Tuấn Hiền, tại phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa), chuyên sửa chữa ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh, may công nghiệp. Mỗi năm trung tâm tổ chức đào tạo và giới thiệu việc làm cho 800 đến 1.000 học viên trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Tương tự, tại Công ty CP may Thiệu Đô, xã Thiệu Đô (Thiệu Hóa) những năm gần đây đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Năm 2015, công ty đầu tư trên 200 tỷ đồng để mở rộng và xây dựng mới hệ thống nhà xưởng sản xuất, nâng tổng diện tích nhà xưởng lên gần 13.000m2; đảm bảo cho trên 2.000 công nhân làm việc trong môi trường an toàn, với thiết bị tiên tiến, hiện đại. Ngoài ra, các công ty, doanh nghiệp, như: Công ty TNHH Fruit Of The Loom Việt Nam đóng trên địa bàn xã Quảng Lợi (Quảng Xương), đã đào tạo và giải quyết việc làm cho gần 700 lao động. Hiện công ty đang mở rộng nhà xưởng, dự kiến sẽ đào tạo, tuyển dụng khoảng 2.500 lao động, trong đó ưu tiên tuyển dụng lao động là người địa phương...

Để thu hút lao động, một số doanh nghiệp đã tổ chức ĐTN cho lao động nông thôn linh hoạt như: Xuống tận thôn, làng, để tuyển dụng lao động, người lao động không phải đóng học phí, trang bị những kiến thức cần thiết phù hợp để có thể áp dụng ngay vào sản xuất, bất kỳ người lao động nào trong độ tuổi lao động không phân biệt trình độ văn hóa có nhu cầu học nghề đều được tiếp nhận vào học... Với sự vào cuộc của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh, hình thức đặt hàng, ĐTN theo địa chỉ của doanh nghiệp ngày càng được nhiều cơ sở dạy nghề thực hiện, mang lại hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp chủ động làm việc với các cơ sở dạy nghề để học sinh, sinh viên thực tập sản xuất tại doanh nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác XHH ĐTN cũng còn không ít khó khăn: Tốc độ XHH dạy nghề còn chậm so với tiềm năng; mức độ XHH chưa đồng đều giữa các địa bàn trong tỉnh. Nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đào tạo nguồn nhân lực. Các thiết bị dạy nghề còn ít, có phần lạc hậu so với thực tiễn, kể cả các trường được đề nghị đầu tư trọng điểm; tuyển sinh đầu vào chưa bảo đảm chất lượng; người học nghề chưa nhận thức đúng mức, chưa yên tâm với nghề đã chọn.

Theo ông Lý Văn Chương, Trưởng Phòng Đào tạo nghề (Sở LĐTB&XH): Để đạt mục tiêu hết năm 2018, tuyển mới và ĐTN cho 77.000 lao động, trong đó ĐTN dưới 3 tháng cho 42.000 lao động nông thôn, thời gian tới, ngành LĐTB&XH tham mưu cho UBND tỉnh tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về XHH dạy nghề, từ đó huy động tốt các nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp dạy nghề; không ngừng đổi mới, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc thành lập cơ sở dạy nghề ngoài công lập trên cơ sở quy định chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết điều kiện thành lập. Tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng ngành nghề đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, mạng lưới thương mại dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp... nhằm huy động nguồn lực xã hội tham gia các hoạt động dạy nghề.


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]