Giai đoạn đầu trong chuỗi phát triển của một “quốc gia khởi nghiệp” đòi hỏi các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sáng tạo, xây dựng ý tưởng, ứng dụng sản xuất. Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục – đào tạo góp phần hỗ trợ theo đuổi mục tiêu “quốc gia khởi nghiệp”, các trường đại học cần xác định “đúng vai” trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Đại học khởi nghiệp” là nhân tố lõi của quốc gia khởi nghiệp

Giai đoạn đầu trong chuỗi phát triển của một “quốc gia khởi nghiệp” đòi hỏi các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sáng tạo, xây dựng ý tưởng, ứng dụng sản xuất. Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục – đào tạo góp phần hỗ trợ theo đuổi mục tiêu “quốc gia khởi nghiệp”, các trường đại học cần xác định “đúng vai” trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Xây dựng nền tảng bền vững cho hệ sinh thái khởi nghiệp

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2017, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665) đang được ngành giáo dục – đào tạo từng bước triển khai tại các cơ sở giáo dục trên quy mô cả nước. Mục tiêu trọng tâm của đề án nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp trong thời gian học tập tại nhà trường, tạo môi trường thuận lợi cho học sinh, sinh viên hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, góp phần hỗ trợ việc làm sau tốt nghiệp.

Như vậy, cùng với Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), việc triển khai Đề án 1665 hiệu quả sẽ tạo ra nền tảng hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp mang tính bền vững cao hơn. Nói cách khác, Đề án 1665 là bệ phóng vững chắc để tạo ra các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Theo đó, các trường đại học với chức năng nghiên cứu khoa học và đào tạo con người là nhân tố cốt lõi của quốc gia khởi nghiệp.

Thực tiễn của các quốc gia trên thế giới cũng như báo cáo của các cơ quan tham mưu cho Chính phủ về hoạt động khởi nghiệp đều đề cao vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. Trường đại học xây dựng những chương trình đào tạo tinh thần và tư duy khởi nghiệp, các kiến thức cần thiết để thế hệ trẻ có thể đối mặt với các vấn đề của thực tiễn một cách tích cực, mang lại giá trị cho bản thân và cộng đồng. Đây cũng là môi trường gắn kết các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên với các nguồn lực, nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo, hỗ trợ các dự án hoàn thiện hơn giúp sinh viên khởi nghiệp thành công sau khi tốt nghiệp.Trường đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ sinh thái: các nhà sáng lập và điều hành doanh nghiệp, nhân lực làm việc trong các công ty, các nhà quản lý và các chuyên gia. Ngoài ra, các trường đại học còn có thể hỗ trợ cơ sở vật chất, hạ tầng cho các dự án khởi nghiệp.

Như vậy, trường đại học vừa là nơi trang bị kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm để sinh viên sẵn sàng khởi nghiệp vừa là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp và xã hội.

Triển khai hiệu quả “đại học khởi nghiệp”

Tại phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo và Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực vào tháng 6/2018, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo “chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học đưa vấn đề khởi nghiệp vào chương trình giảng dạy cụ thể, thực tế hơn và coi đó là một nội dung đào tạo quan trọng; đồng thời các trường đại học cần đặt ra những mục tiêu cụ thể về hoạt động khởi nghiệp trong đào tạo”.

Để thực hiện được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo một cách hiệu quả, vai trò quyết định thuộc về các trường đại học. Ngoài việc xác định “đúng vai”, vấn đề triển khai cũng cần thực hiện theo một lộ trình bài bản. Khởi nghiệp hiện nay đối với sinh viên vẫn là một thách thức, do đó các trường đại học nên thực hiện theo quy trình: giúp sinh viên biết về khởi nghiệp, giúp sinh viên hiểu về khởi nghiệp và giúp sinh viên làm khởi nghiệp.

Về giải pháp giúp sinh viên biết về khởi nghiệp, đó là công tác thông tin, truyền thông. Cụ thể, các cơ sở đào tạo cần xây dựng các chuyên mục, chuyên đề giới thiệu cho sinh viên về mục tiêu, mục đích của hoạt động khởi nghiệp, các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Chính phủ, của địa phương và nhà trường; xây dựng các bài viết, sản phẩm trưng bày, giới thiệu về các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên trong trường để tạo động lực và tăng thêm kiến thức, kinh nghiệm cho tất cả học sinh, sinh viên trong toàn trường.

Giải pháp giúp sinh viên hiểu về khởi nghiệp là công tác tăng cường hỗ trợ đào tạo. Nhà trường cần tích cực tham khảo các chương trình đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới, các trường trong khu vực và tham vấn ý kiến chuyên gia, ý kiến doanh nghiệp để đưa vấn đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo bắt buộc hoặc tự chọn nhằm đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh gây áp lực cho sinh viên; hoặc lồng ghép các chuyên đề khởi nghiệp vào các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi để thu hút sinh viên tham gia. Bên cạnh đó là phát triển đội ngũ cán bộ tư vấn, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong nhà trường và đội ngũ giảng viên nguồn khởi nghiệp, đến từ các khoa quản trị kinh doanh, công nghệ, đổi mới sáng tạo của nhà trường.

Về giải pháp giúp sinh viên làm khởi nghiệp, các nhà trường cần đẩy mạnh công tác tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp. Cụ thể, bố trí các không gian dùng chung cho sinh viên, các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành nhằm mục đích kết nối, hỗ trợ tối đa nhu cầu của sinh viên khởi nghiệp; tìm kiếm nguồn lực, xây dựng chương trình kết nối ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và các doanh nghiệp để tạo nên các sản phẩm ứng dụng, các sản phẩm thương mại hóa; xây dựng Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa….

Bằng những giải pháp cụ thể theo lộ trình, mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia khởi nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện được nếu các trường đại học có cách nghĩ, cách làm sáng tạo và xác định đúng vai trò của mình trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Cùng với Luật Giáo dục đại học sửa đổi sắp được Quốc hội thông qua, việc thực hiện tốt các giải pháp của Đề án 1665 sẽ tạo nên điểm nhấn quan trọng của giáo dục đại học Việt Nam trong việc tăng cường gắn kết các hoạt động nghiên cứu khoa học với hoạt động chuyển giao công nghệ, thương mại hóa và khởi nghiệp.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]