(Baothanhhoa.vn) - Theo xu hướng phát triển chung của xã hội, tiếng Anh đã trở thành một trong những môn học quan trọng, được các bậc phụ huynh quan tâm đầu tư cho con em của mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy chất lượng môn học này của các em học sinh cấp tiểu học chưa thực sự cao, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chất lượng môn tiếng Anh bậc tiểu học chưa cao, vì sao?

Theo xu hướng phát triển chung của xã hội, tiếng Anh đã trở thành một trong những môn học quan trọng, được các bậc phụ huynh quan tâm đầu tư cho con em của mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy chất lượng môn học này của các em học sinh cấp tiểu học chưa thực sự cao, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Chất lượng môn tiếng Anh bậc tiểu học chưa cao, vì sao?

Tiết học tiếng Anh chưa thực sự tạo nên sự thích thú cho các học sinh tiểu học.

Trải qua những năm học tiếng Anh ở bậc tiểu học, tình trạng những học sinh khi bước vào năm học lớp 6 không thể giao tiếp được những câu tiếng Anh cơ bản và đơn giản vẫn tồn tại rất nhiều. Nhiều em chỉ có thể bập bẹ được vài từ bằng lối phát âm không chuẩn. Đây là thực tế đáng lo ngại cho chất lượng ngoại ngữ của học sinh ở những bậc học THCS, THPT và chặng đường học ngoại ngữ sau này.

Giải thích về vấn đề này, ông Trịnh Vĩnh Long, Trưởng phòng giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết: Tình trạng thiếu giáo viên và chất lượng chưa cao của đội ngũ giáo viên tiếng Anh trong những năm gần đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng tiếng Anh của học sinh bậc tiểu học chưa được như mong muốn. Toàn tỉnh hiện có 748 giáo viên tiếng Anh tiểu học, thiếu 211 giáo viên so với nhu cầu thực tế là 959. Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên cũng không đồng đều, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mặt khác, ở lớp 1, lớp 2, tiếng Anh là môn học tự chọn và chỉ trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 3. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chất lượng dạy và học tiếng Anh của học sinh tiểu học không cao.

Bên cạnh vấn đề thiếu và chất lượng nguồn giáo viên chưa đạt chuẩn thì cơ sở sở vật chất, thiết bị phụ trợ thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở các trường tiểu học. Đặc thù môn học đòi hỏi phòng học phải có các trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động dạy và học như: Máy tính, máy chiếu, các đồ vật minh họa… Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh chưa có phòng học dành riêng cho môn ngoại ngữ. Học sinh học tiếng Anh ngay tại phòng học văn hóa nên chất lượng thu được sau mỗi tiết học chưa đảm bảo.

Mặt khác, việc dạy học tiếng Anh ở các cấp phổ thông nói chung và cấp tiểu học nói riêng còn có nhiều bất cập. Trong các tiết dạy, phần lớn giáo viên thường đặt nặng vấn đề lý thuyết, cung cấp từ vựng và ngữ pháp cho học sinh bằng cách viết từ mới, mẫu câu lên bảng để học trò chép và dịch nghĩa mà ít hoặc không sử dụng các phương pháp trực quan sinh động như: Tổ chức các buổi giao lưu với nhiều trò chơi, kể chuyện, đố vui... Điều này khiến học sinh chỉ có thể nhớ từ vựng một cách thụ động nên rất dễ quên và không thể vận dụng được vào văn phong giao tiếp. Việc tạo ra môi trường học tập có nhiều hoạt động linh hoạt mới có thể khơi gợi niềm hứng thú học tập, kiến thức sẽ được tiếp thu một cách tự nhiên mà không tạo ra áp lực, sức ép cho học sinh.

Đích đến của môn tiếng Anh là khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, khả năng này của học sinh tiểu học là rất thấp. Việc không thể nghe, không hiểu, phát âm không chuẩn và không nhớ từ để sử dụng trong giao tiếp khiến học sinh không thể trò chuyện hay nói những câu cơ bản nhất. Trong 4 tiêu chí: Nghe, nói, đọc, viết, học sinh tiểu học mới chỉ chú trọng đến phần đọc và viết còn phần nghe và nói thực sự còn là vấn đề nan giải.

Để giải quyết vấn đề này, ngành giáo dục tỉnh ta đang có cơ chế tuyển thêm giáo viên chuyên ngành tiếng Anh, phấn đấu đến năm 2020 sẽ có đủ 959 giáo viên bộ môn này. Nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên, ngày 13-2-2019, Sở GD&ĐT đã có công văn số 272/SGD ĐT-GDTrH, về xây dựng kế hoạch cụ thể để tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực cho giáo viên Tiếng Anh trên địa bàn. Qua đó sẽ tiếp tục bồi dưỡng đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ GD&ĐT đề ra.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học tiếng Anh trong các trường tiểu học, cần có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy để tiếng Anh không chỉ là kiến thức trong sách vở mà trên hết, nó còn là khả năng vận dụng trong thực tiễn, là khả năng giao tiếp thông thạo, tự tin.

Thu Hà


Thu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]